BLOG NÀY LÀ TRANG NHẬT KÝ TẬP HỢP NHỮNG TẬP THƠ, BÀI BÁO, CHUYỆN NGẮN, TỪ THỜI CHIẾN TRANH. SAU HÒA BÌNH CHO ĐẾN NAY ĐÃ ĐƯỢC CÁC NHÀ XUẤT BẢN. VÀ CÁC BÁO CHÍNH THỐNG ĐĂNG TẢI VÀ CÁC VIDEO ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM PHÁT HÀNH của nhà thơ nhà báo Châu nho.
Tạp chí Sông Hương giới thiệu:
CHÙM THƠ CHÂU NHO
Nhà thơ : Nguyễn Khắc Thạch
Tổng Biên Tập
Tên thật là Nguyễn minh Châu,(hoặc Nguyễn thanh Châu) sinh năm 1947 tại Diễn Thành, Diễn Châu, Nghệ An. Vào bộ đội năm 1965. Hiện Sống và viết tại Hà Nội.Là thương binh 2/4, từng đánh giặc và làm thơ ở các mặt trận Trị Thiên, Tây Nguyên, Nam Bộ từ năm 1965 cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.Thơ Châu Nho xuất hiện lần đầu trên văn đàn cùng thời với Hữu Thỉnh, Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật v.v...Sau một thời gian khá dài phải vừa chạy chữa vết thương ở chiến trường tái phát, vừa lo ngăn chặn “vết thương” ở thương trường có thể xảy ra, anh lại tự “cân bằng” mình với thơ.Sông Hương trân trọng giới thiệu chùm thơ của anh viết về Huế và về đời thường người thương binh trong công cuộc đổi mới
CHÂU NHO tên thật là Nguyễn Thanh Châu sinh năm 1947. Quê Thị trấn Diễn châu . Nghệ an.nhập ngũ tháng 2/1965 .. Thuộc D27 Công binh QK4. Làm đường .Bắc cầu, rà phá bom nổ chậm , Thủy lôi . ở các trọng điểm cầu, phà trên trên các tuyến giao thông QK4 và đường 20 . Đường trường sơn. Trung đội trưởng trung đội cảm tử quân ,được làm lễ truy điệu sống tại phà bến thủy ,phà Long đại : Rà phá bom từ trường, thủy lôi .Là Thương binh .nhà thơ ,nhà báo trong chiến tranh chống Mỹ. Được nhà thơ Xuân Diệu và nhà thơ Chế lan Viên in chùm thơ trên Tạp chí : TÁC PHẨM MỚI của Hội nhà văn Việt nam trong chiến tranh. bút danh trong chiến tranh là Nguyễn Thanh Châu và Nguyễn Minh châu. Năm 1970 là trợ lý tham mưu tiểu đoàn( D57). Năm 1972 là cán bộ Ban tác chiến Trung đoàn 79 Qk4. năm 1974 chuyển ngành về Hội nhà văn Vn. Cuối năm 1974 chuyển sang làm chủ nhiệm Bản tin công an đường sắt bộ nội vụ. Năm 1975 chuyển sang ngành thương nghiệp, Cử nhân kinh tế .( Do tính đam mê xe máy, nên có xe hon đa cũ của nhật, có xe máy pờ rô 103 của pháp . có xe ô tô matđa 3 của nhật từ thập niên 80. Mở cửa hàng buôn bán hàng cũ và xe máy cũ . năm 1990 về hiu mở công TNHH (Điện lạnh,điện tử Hưng Tấn Phát )Một trong hai Công ty TNHH đầu tiên của tỉnh nghệ an (Là chủ tịch hội Doanh nghiệp ngoài quốc doanh ). Sau chiến tranh được Nhà thơ Phạm tiến Duật ,Nhà thơ Bằng Việt ,Nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo đặt bút danh Châu nho. Sau ngày giải phóng miền nam từ giã thơ ,báo lăn lộn với Thương trường tròn 30 năm. đến 2004 lại từ giã thương trường quay lại với thơ với báo. là nhà báo Báo Văn nghệ .Hội nhà văn VN.( có nhiều chương trình THƠ trên câu lạc bộ thơ VTV1 và VTV4 đài truyền hình việt nam và đài truyền hình nghệ an. từ năm 2008 đến nay đang làm Trưởng đại diện 5Văn phòng miền trung Thoibaotaichinhvietnam (Bộ Tài chính). Là nhà báo ,Hội viên Hội nhà báo việt nam. Kt:châu nho
Đ/T:0913272602. Emai: baotaichinhvpmt@gmail.com hoặc :chaunhontc@gmail.com
(blog :chaunhothovan.blogger.com) nhà riêng: khu đô thị Văn quán Hà nội.
Đ/T:0913272602. Emai: baotaichinhvpmt@gmail.com hoặc :chaunhontc@gmail.com
(blog :chaunhothovan.blogger.com) nhà riêng: khu đô thị Văn quán Hà nội.
GỬI LẠI HUẾ
Gửi lại Huế gói nửa đời thương nhớ,/
Dòng sông Hương chở vội dấu về đâu?/
Tôi tìm mãi, vớt được hồn núi Ngự!/
Đứng chơ vơ, chếch bóng bên lầu.
Loay hoay mãi, cuộc tình đáy nước,/
Vớt ánh vàng, trăng khuyết treo nghiêng./
Trường Tiền gánh cố đô dài ẩm thực,/
Theo mưa về Vỹ Dạ tìm em...

vợ chồng Châu nho ở biển nha trang
TRƯỚC BIỂN
|
TRƯỚC BIỂN
|
Bôn ba khắp bốn phương trời
Nay về trước biển, đếm lời thề xưa...
Đạn bom ,giông bão ,thiếu thừa !
Nay về trước biển, đếm lời thề xưa...
Đạn bom ,giông bão ,thiếu thừa !
Chiều Nha trang : nắng , gió lùa, sóng reo.
CON SÓNG
Anh như con sóng biển đêm.
Biết mình tan, cứ nhoài lên hôn bờ
Thương trường lời lãi hư vô Gia tài khoe biển : Nửa bờ đảo em!
CON SÓNG
Anh như con sóng biển đêm.
Biết mình tan, cứ nhoài lên hôn bờ
Thương trường lời lãi hư vô Gia tài khoe biển : Nửa bờ đảo em!
Gửi lại Huế gói nửa đời thương nhớ,/
Dòng sông Hương chở vội dấu về đâu?/
Tôi tìm mãi, vớt được hồn núi Ngự!/
Đứng chơ vơ, chếch bóng bên lầu.
Loay hoay mãi, cuộc tình đáy nước,/
Vớt ánh vàng, trăng khuyết treo nghiêng./
Trường Tiền gánh cố đô dài ẩm thực,/
Theo mưa về Vỹ Dạ tìm em...
Chùa Thiên Mụ
Sông hương khuyết chân chùa thiên mụ /
Gió đôi bờ thi thoảng cánh diều bơi ./
Vẳng chuông chùa ru hồn về muôn thuở !
Hoàng hôn vàng sóng sánh vớt trăng chơi .
Khúc “Nam Bình”
Sông Hương hát khúc Nam Bình ai oán.
Huyền Trân công chúa nơi đâu?
Trong lăng mộ thời vàng son dấu bặt.
Hồn phiêu du, lai láng, u sầu!
Một dòng trôi đôi bờ ly biệt,
Sen tĩnh tâm chìm đắm đáy hồ sâu .
"Ngũ Phụng lầu" say tự ngàn năm trước!
Tỉnh lại rồi núi Ngự biết về đâu?
11/1967
Cậu và cháu
(Tặng cháu Chu Hoà, Đài TH Việt Nam)
Xa quê nỏ lẽ không về ,
Ngày xưa sao đường xa thế ?
Suốt cả chặng đời dâu bể ...
Ra đi không gạo, không tiền.
Băng qua cả cuộc chiến tranh,
Lấn chen thương trường phố thị,
Vòng vo bầm dập nửa đời:
Xuân này cháu thành nghệ sỹ.
Chiều nay cậu cháu gặp nhau,
Lẩu cá Tây Hồ vãn nắng.
Chấp cả hồ bia sủi bọt!
Đã đời năm tháng phiêu diêu.
Phố phường nắng sớm ,mưa chiều,
Trăm người đi về trăm ngả,
Một ngày thăm quê gần quá !
Xưa mình đi nhầm đường chăng?
NGƯỜI ĐI BÁN NỒI ĐÂT.
(Tặng những người thương binh )
(Tặng những người thương binh )
Người bán đất xây nhà xây biệt thự,
Anh đẩy đất quê ra phố bán nồi.
Đất màu mỡ nuôi mùa vàng tiếp nối ,
Đất lún mình nâng cao ốc sinh sôi.
* *
* *
Anh thương binh đẩy xe đi bán nồi :
Thong dong mãi :
- Mơ một ngày mình cũng thành niêu đất .
- Mơ một ngày mình cũng thành niêu đất .
Được trang trọng nơi khách sạn nhà hàng:
- Ôm cơm niêu cá lóc
Chốn phù hoa có nhớ cánh đồng xanh ?
* *
* *
Dẫu xa quê ai cũng sẽ về thăm :
Sưởi rơm rạ tắm dòng sông thơ ấu,
Ăn bát cơm niêu tự tay mẹ nấu,
Cá đồng kho - miếng cháy giòn thơm.
* *
Nồi điện, nồi đồng, vi sóng, nồi nhôm !
Sao ta cứ mơ về nồi đất thó !
Nghe vang vọng trong thinh không:
- lời người xưa trong gió
- lời người xưa trong gió
Gọi mùa về thương nhớ đất đồng quê..
* *
* *
Anh đẩy xe nồi đất đi bán rong :
Thong dong phố mãi chưa về...
5/ 1980
.
TỪ NGUYỄN THANH CHÂU
Đến Châu Nho
Nhà thơ : PHẠM TIẾN DUẬT
Tôi có niềm vui bè bạn là đã quen biết Nguyễn Thanh Châu ngay trong chiến tranh. Anh là sĩ quan cầu phà của Bộ tư lệnh Quân khu IV. Nói đến khu Bốn cũ là nói tới phà Sông Gianh, phà Long Đại, phà Xuân Sơn và biết bao nhiêu trọng điểm lửa dọc đường 7, đường 8, đường 15, đường 10, đường 20... Anh chung với tôi một dải Trường Sơn; anh ở đoạn đầu, chúng tôi ở đoạn kế tiếp. Có lẽ Nguyễn Thanh Châu yêu thơ và làm thơ khá sớm. Trong tập thơ này, thấy có bài làm từ năm 1965.
Có cô giáo trẻ đang lên dốc
Lúc lắc chuông xe rộn nhạc rừng
Và anh bộ đội về quê mẹ
Lòng rộn ràng nghe tiếng nhạc sau lưng.
(Nhạc rừng)
Đúng là cái giọng năm 1965. Tôi bất giác nhớ những câu thơ của tôi thuở Sáu lăm ấy: “Ơi anh bộ đội, năm gần hết/ Sao chẳng về xuôi lại ngược rừng?” Cái vẻ đẹp, mơ mộng ít chút ấy là
khoảng ngân của những năm hòa bình sau chống Pháp. Có lẽ số thơ mà Nguyễn Thanh Châu viết thuở chiến tranh nhiều hơn số bài ta có trong tập này. Như trường hợp một bài thơ thất lạc mà anh tự thuật, bài Gửi người yêu phải nhờ một đồng đội lưu giữ, ba mươi tư năm sau anh mới thấy lại: “Đồng đội và anh thức với màn đêm/ Súng gác sao trời hiện mảnh trăng đầu tháng/ Anh ngỡ mình bay ra ngoài giới hạn/ Đến một vì sao xa, nơi ấy có em yêu”. Đấy là lời trăng trối của một đồng đội mà Nguyễn Thanh Châu chép lại. Giá trị của bản thảo ấy còn cao hơn cái mà người ta gọi là sáng tác. Lời nhắn của người liệt sĩ lúc đến được với cô gái xưa thì chị cũng đã thành bà quả phụ: “Cô giáo ngày xưa lên núi đã nghỉ hưu/ Chồng đã mất sau một cơn bạo bệnh”. Tình cảnh ấy có thể viết ra cả một quyển sách chứ không chỉ một bài thơ.
Đời Đường Trung Hoa xưa người ta gọi thơ viết trong tao loạn là thơ biên tái. Đặc điểm của thơ biên tái là rất nhiều chất thực, hay nói chuẩn xác hơn là thơ ấy lấy cái thực làm gốc. Thơ viết trong chiến tranh của ta cũng vậy. Nó có giá trị như những trang nhật ký chiến trận.

Pháo xe của lính nối nhau sang bờ
Chia tay em cất điệu hò
Nửa theo sông chảy, nửa chờ trăng lên
(Bến quê)
Nguyễn Thanh Châu viết thế. Tôi đọc và tủm tỉm cười. Pháo xe của lính. Thì chả của lính thì của ai, nhưng chữ của này oách lắm, nó nói lên cái tài sản hũng dũng đầy tự hào và còn hơi tự kiêu nữa, đáng để cô gái xiêu lòng. Âm hưởng của thơ là lãng mạn nhưng cái quý vẫn là cái thực của cõi lòng. ấy vậy mà có lúc cái chàng sĩ quan công binh cầu phà này cũng hoang mang lắm, dù anh và em cùng bắc cầu, cũng có kỷ niệm tha thiết trên sông nước, nhưng câu hỏi của chàng trai trẻ lại là câu này:
Anh muốn nói với em một nỗi niềm riêng
Anh đâu hiểu trên dòng sông quê ấy
Đã có" con thuyền "nào qua chưa em?
Hay vẫn thức với bom rền,sóng dậy ...!
Anh chàng quản lý được bom, được đạn, được cầu, được phà mà chuyến đò ngang của cô gái thì anh chịu. Thật khéo tán!
Ở bài Đèo Cao Mãi có một âm hình chủ đạo (thuật ngữ của âm nhạc) quý lắm, nhưng hình như phải viết dài hơn mới hả được: Đường lên Cao Mãi, đường lên trời/ Người đi bồng bềnh trong mây trôi./ Chân đạp đỉnh đèo nơi cuối đất ./ Đồn biên phòng ,trăng thường ghé qua chơi... Có lúc nào đó, kỷ niệm cũ ập về, Châu Nho nên viết lại bài thơ ấy.
Nhưng việc này chưa hề muộn, không chỉ với một mình Châu Nho mà đề tài chiến tranh trong đó có cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước anh hùng còn đang đặt ra trước mặt các nhà văn, nhà thơ như một công việc phải được tiếp tục. Viết về chiến tranh ngay trong cuộc chiến có cái nồng nàn của hiện thực nhưng khi lắng lại, cuộc chiến lùi xa, có thể các suy ngẫm trên trang viết sẽ sâu hơn. Ký ức được kiểm soát với ý thức của sự phát triển, có thể con cao hơn cả một giấc chiêm bao.
Tôi nghĩ thế khi đọc những bài thơ Châu Nho viết về Trường Sơn những năm gần đây. Có thể nói ngay rằng Châu Nho đã sâu hơn và hay hơn cái thưở ký là Nguyễn Thanh Châu.
Dấu võng mắc còn lằn trên vỏ lụa
Bài thơ tình viết dở vẳng đâu đây
Tiếng suối chảy xuyên thời gian rạn vỡ
Rừng đại ngàn đội trắng khăn mây.
Bằng dòng thứ tư của đoạn thơ vừa trích từ bài Dẫu có muộn Châu Nho đã dựng cả một bức tượng đài trong không gian để tưởng nhớ đồng đội đã hy sinh và ngầm khẳng định sức mạnh của hiện tại: “Tiếng suối chảy xuyên thời gian rạn vỡ”. Suối ấy cũng là sức sống bất diệt trên đất nước này, quê hương này. Ở một bài khác, lập tứ rất ngộ nghĩnh là bài Mẹ nối mẹ. Thoạt đầu, thấy Châu Nho cầu kỳ quá. “Mẹ của cha tôi/ Xua nắng gọi mưa”... “Mẹ của ông tôi/ Nón đội nghiêng trời”. Ơ kìa, “mẹ của cha tôi” thì gọi luôn là bà tôi cho xong; “mẹ của ông tôi” thì gọi luôn là cụ tôi cho xong, sao phải cầu kỳ làm gì. Nhưng không, đấy là cách lập tứ của tác giả. Anh không định kể về họ tộc mình, mà muốn nói một điều cao hơn:
Mẹ nối mẹ, che cả trời giông tố
Để đời con : xây thương hiệu Việt Nam!
“Mẹ nối mẹ” không chỉ là gia phả, tộc phả mà đã trở thành dân tộc phả của cả một thời đại
Như được cả một kho ký ức dồn nén, vào năm gần đây Châu Nho viết rất khỏe, và dường như câu chữ càng ngày càng chín hơn, ý tứ càng ngày càng sâu sắc hơn.
Chỉ ở một góc quê hương, anh dựng nên một bức tranh thủy mạc với thật nhiều ánh sáng:
Có ngọn lửa chiều không kịp gọi tên
Chỉ để lại sóng tròn ao sen nhỏ
Để lại cánh chuồn mưa bay nhòe áo đỏ
Sáng lập lòe đom đóm hiện bờ ao
Nếu như thuở chiến tranh, Nguyễn Thanh Châu còn có những câu thừa, chữ thừa thì nay ngòi bút của anh đủ độ chín để cân nhắc kỹ lưỡng âm thanh. Chẳng hạn, bài Liễu Xuân mỗi dòng 6 âm, cả bài 12 dòng, cộng lại là 72 âm, thẩm kỹ không thấy âm nào lép:
Mơ màng một đêm đắm đuối
Sáng ra rũ tóc gội đầu
Gió lướt mặt hồ rung nhẹ
Chạm vào tóc liễu buông câu.
*
Cứ ngỡ em đến từ lâu
Cứ ngỡ anh về bên ấy
Cứ ngỡ nước hồ không chảy
Liễu tình cưỡi sóng vu vơ
*
Mây nước đất trời gần lắm
Bến bờ tít tắp mênh mang
Anh đi nửa vòng trái đất
Liễu xuân xanh ,Nửa chiều vàng.!
.
Có thể lấy thêm các ví dụ khác. Chẳng hạn bài Người đi bán nồi đất: “Người bán đất xây nhà, xây biệt thự/ Anh đẩy đất quê ra phố bán nồi/ Đất mầu mỡ nuôi mùa vàng tiếp nối/ Đất lún mình cho cao ốc sinh sôi...” Cách lập tứ như thế là có tìm tòi.ý tứ gai góc ,giấc mơ ẩn dụ đầy hiện thực của quá khứ và hiện tại.bài thơ mang dáng dấp của thời đổi mới với gánh nặng của quá khứ lịch sử.
Tiếng là đã cầm bút từ rất sớm, nhưng dường như công việc văn học của Châu Nho mới chỉ bắt đầu. Nhưng không hề muộn, chỉ riêng cái bút danh hôm nay đã nói lên một sức mạnh mới: Châu Nho, tức là tên ghép của Nguyễn Thanh Châu và Nguyễn Thị Nho - người vợ, người bạn, người đồng chí, đồng đội của anh. Hơn ba mươi năm trước, nguyễn thanh Châu có tài ứng khẩu ra thơ 4 câu.về tình yêu về chân dung bạn bè,cảm hứng thành thơ chỉ 5 đến 10 phút.chả vậy mà chỉ cần tặng 4 câu thơ rồi biệt tăm trên đường ra trận mà bao cô gái phải xiêu lòng, chờ đợi ,nhớ mong.Nhờ tài trời ban ấy mà năm 1970, anh đã viết bài thơ Đóa trăng quê tặng chị: “Tạm biệt trăng quê anh đi tiền tuyến/ Bước trường chinh chấn động cánh rừng già/ Đêm ngắm vầng trăng sau trận đánh/ Ngỡ gương mặt em hiền dịu hiện ra”. Lúc ấy chị Nho cũng là chiến sĩ lực lượng vũ trang, ngành công an giao thông. Công an giao thông thuở bom nổ đạn rơi cũng gian nguy chả kém gì công binh cầu phà. Phải chờ thêm 4 năm sau bài thơ ấy, hai người mới ghép được cái tên của thi sĩ bây giờ. Sau mấy chục năm chinh chiến và chặng đường dài kế tiếp, thế hệ chúng ta, tôi và anh, và chị đã lên ông lên bà. Nhưng mọi việc không hề muộn. Những bài ca trù tình tứ và hay nhất của Nguyễn Công Trứ được viết vào năm 60, 70 tuổi. Thơ tình của đại thi hào Đức, ông Gớt thật hay vào năm 80 tuổi. Chúng ta có quyền chờ đợi, sau tập thơ này Châu Nho còn cho ra đời nhiều tác phẩm về chiến tranh ngày trước và cuộc sống sôi động hôm nay, tiếp tục đóng góp cho thơ ca và văn học Việt nam.
Hà nội : Tháng 7-2004
P.T.D
Một thời NHÀ THƠ , một thời NHÀ BUÔN
Nhà thơ, nhạc sỹ Nguyễn trọng Tạo
Một thời NHÀ THƠ , một thời NHÀ BUÔN
Nhà thơ, nhạc sỹ Nguyễn trọng Tạo
Cuối năm 1972, tôi đọc tạp chí Tác Phẩm Mớicủa Hội Nhà văn Việt Nam, thấy bên cạnh các tên
tuổi quen thuộc như Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ, Hữu Thịnh... xuất hiện một cái tên lạ: Nguyễn
Thanh Châu. Một tác giả mới mà được in cả chùm thơ (Xe tăng qua cầu, Đường ta xây...) trên tờ tạp
chí sang trọng do những nhà thơ nổi tiếng như Xuân Diệu, Chế Lan Viên làm biên tập nào phải chuyện dễ. Đọc chùm thơ của Nguyễn Thanh Châu, tôi đoán anh là lính, bởi lời thơ mộc mạc chứa đầy sự sống của những người lính công binh giữa khói lửa
chiến tranh
Những con đường ta đi
Là sông sâu ,bom đạn
Có cầu treo ngang trời
Mây quyện đầy mái tóc
* Đói lòng ăn trái sung
Thay cơm, nồi sắn luộc
Có mùa hè gạo thiếu
Ăn ngon cười hê hả... *
£Có mùa toàn rau má
Chấm muối và mắm kem...
Có mùa hè gạo thiếu
Ăn ngon cười hê hả... *
£Có mùa toàn rau má
Chấm muối và mắm kem...
Dưới những bài thơ, anh ghi địa danh Long Đại, nơi sáng tác ra những bài thơ ấy. Có thể nói Long
Đại là một cái chảo lửa trên con đường chiến lược số 15, con đường huyết tử mà những đoàn quân phải vượt qua để đi vào chiến trường B. Tôi bồi hồi đọc đi đọc lại bài thơ của anh
XE TĂNG QUA CẦU:
Ánh trăng vàng tỏa sáng mênh mông
Át cả ánh đèn dù treo lơ lửng...
..Cả nước qua cầu tiến vào chiến dịch
Nghiến quân thù dưới xích sắt xe tăng ....
và thú thật là tôi rất cảm mến tâm hồn mộc mạc chân thành của người làm thơ - chiến sĩ này.
Rồi sau đó, không thấy thơ anh xuất hiện trên báo chí nữa. Tôi nghĩ khôn nghĩ dại, hay là anh đã hy sinh như nhiều người lính khác trong cuộc chiến?
Gần 30 năm sau, tôi bổng gặp ở Vinh một người bán hàng điện tử, và anh đọc cho tôi nghe mấy bàithơ mới làm. Thì ra đấy chính là Nguyễn Thanh Châu, tác giả của chùm thơ mà tôi đã gặp trên tạp chí Tác Phẩm Mới năm xưa. Theo Nguyễn Thanh Châu cho biết thì anh nhập ngũ năm 1965, làm lính cầu đường, rồi lính chiến đấu dọc Trường Sơn cho đến ngày giải phóng. Hết nghiệp lính là thường binh, anh chọn nghề thương nghiệp và trở thành cán bộ của ngành Thương nghiệp . Đến thời đổi mới, sếp của anh là người bạn thân của tôi nhã ý cử anh làm giám đốc một công ty, nhưng anh đã quyết “về hưu” để mở một cửa hàng riêng. Thương trường đã làm cho anh trưởng thành lần thứ 2 trong cuộc đời người lính năm xưa. “Bây giờ đủ sống rồi! Anh cười, nói với tôi - Ba cháu cũng đã qua đại học, tôi mở sổ tay xem lại những bài thơ thuở làm lính, thấy đẹp và xa xăm như một giấc chiêm bao. Thế là nguồn thơ lại trở về. Và tôi tiếp tục cầm bút ghi lại những cảm xúc của mình”. Thế rồi vài năm nay, thơ anh xuất hiện trở lại trên nhiều tờ báo và tạp chí ở Trung ương và địa phương, với một bút danh mới: Châu Nho. Anh ghép tên anh với tên vợ làm bút danh để kỷ niệm một thời kỳ mới, thời anh cùng người vợ (vốn là sĩ quan công an nghỉ hưu) xây dựng một cuộc sống mới vất vả nhưng hạnh phúc.
XE TĂNG QUA CẦU:
Ánh trăng vàng tỏa sáng mênh mông
Át cả ánh đèn dù treo lơ lửng...
..Cả nước qua cầu tiến vào chiến dịch
Nghiến quân thù dưới xích sắt xe tăng ....
và thú thật là tôi rất cảm mến tâm hồn mộc mạc chân thành của người làm thơ - chiến sĩ này.
Rồi sau đó, không thấy thơ anh xuất hiện trên báo chí nữa. Tôi nghĩ khôn nghĩ dại, hay là anh đã hy sinh như nhiều người lính khác trong cuộc chiến?
Gần 30 năm sau, tôi bổng gặp ở Vinh một người bán hàng điện tử, và anh đọc cho tôi nghe mấy bàithơ mới làm. Thì ra đấy chính là Nguyễn Thanh Châu, tác giả của chùm thơ mà tôi đã gặp trên tạp chí Tác Phẩm Mới năm xưa. Theo Nguyễn Thanh Châu cho biết thì anh nhập ngũ năm 1965, làm lính cầu đường, rồi lính chiến đấu dọc Trường Sơn cho đến ngày giải phóng. Hết nghiệp lính là thường binh, anh chọn nghề thương nghiệp và trở thành cán bộ của ngành Thương nghiệp . Đến thời đổi mới, sếp của anh là người bạn thân của tôi nhã ý cử anh làm giám đốc một công ty, nhưng anh đã quyết “về hưu” để mở một cửa hàng riêng. Thương trường đã làm cho anh trưởng thành lần thứ 2 trong cuộc đời người lính năm xưa. “Bây giờ đủ sống rồi! Anh cười, nói với tôi - Ba cháu cũng đã qua đại học, tôi mở sổ tay xem lại những bài thơ thuở làm lính, thấy đẹp và xa xăm như một giấc chiêm bao. Thế là nguồn thơ lại trở về. Và tôi tiếp tục cầm bút ghi lại những cảm xúc của mình”. Thế rồi vài năm nay, thơ anh xuất hiện trở lại trên nhiều tờ báo và tạp chí ở Trung ương và địa phương, với một bút danh mới: Châu Nho. Anh ghép tên anh với tên vợ làm bút danh để kỷ niệm một thời kỳ mới, thời anh cùng người vợ (vốn là sĩ quan công an nghỉ hưu) xây dựng một cuộc sống mới vất vả nhưng hạnh phúc.
Những bài thơ của anh giờ đây phảng phất tinh thần của đời sống thời bình, nhưng vẫn không
nguôi khắc khoải những kỷ niệm chiến tranh. Hầu như kỷ niệm chiến tranh đã len lỏi vào tận từng tế
bào, xương tủy của người làm thơ - chiến sĩ này. Đọc thơ anh, ta thấy sự mộc mạc xưa đã thăng hoa
hơn, tươi mới hơn, sâu sắc hơn và cũng xa xăm hơn trong cảm xúc và nghĩ :
Anh thương binh đẩy xe đi bán nồi
Anh thương binh đẩy xe đi bán nồi
Mơ một ngày mình cũng thành niêu đất
Cơm niêu cá lóc
Chốn phù hoa có nhớ cánh đồng xanh?
(Người đi bán nồi đất)
hoặc:
Cháu đi nhậu Tri Kỷ
Rượu ngoại tu cả chai
Dượng uống chè xanh đặc
Dượng uống chè xanh đặc
Khói thuốc vờn mây trôi!
(Cháu và dượng)
Nói thơ là Người, thì người quê, người lính, người thương nghiệp, người yêu, người chồng, người bạn, người con, người cha trong Châu Nho luôn hiện lên trong thơ anh thật nhuần nhuyễn cởi mở và chân thành, đúng như chính cuộc sống của anh vậy. Dù trải qua nhiều trăn trở, nghĩ suy, vật lộn với bao chông gai, thử thách, nhưng với anh, mội điều đều trở nên giản dị và đáng yêu. Cái tâm tính hồn nhiên của người thơ đã làm nên gốc rễ vững bền của thơ anh. Vì thế mà người đọc dễ dàng thông cảm và sẻ chia cùng tác giả, đồng thời cũng dễ dàng bỏ qua những lời lẽ thật thà đến vụng về trong những câu thơ thiếu trau chuốt cần thiết.
Tóm lại, đọc thơ anh, tôi càng thấy rõ hơn sự phong phú của tâm hồn người thơ. Tôi thấy yêu quý
hơn cái thăm thẳm phía sau cuộc đời anh. Và tôi thấy trên đời này vẫn còn những người biết trân trọng và lưu giữ quá khứ, lưu giữ cái “Thời chiêm bao” lấp lánh trong khói lửa cuộc chiến đã lụi tàn.
Cảm ơn người đồng đội, đồng hương đã cho tôi những cảm xúc đẹp bằng thơ từ hơn 30 năm trước. Và cảm ơn anh đã biết trở lại với thơ để lưu giữ mãi mãi vẻ đẹp tâm hồn của thế hệ chúng ta, thể hệ những người lính một thời xả thân vì quê hương đất nước
Hà Nội, Hè 2004
Hà Nội, Hè 2004
N.T.T
Tôi đọc hai tập thơ của Châu Nho, từ Thời chiêm bao (Nxb Hội Nhà văn - 2004) và tập Sợi tơ mưa (Nxb Văn học - 2004), rồi cứ bâng khuâng mãi. Châu Nho thuộc thế hệ của những nhà thơ trưởng thành trong chiến tranh chống Mỹ. Những gì mà cuộc đời anh trải qua đạn bom gian khổ và ngập tràn đau thương, mồ hôi và nước mắt... cũng là tình cảm của tất cả chúng tôi, những người phải lao vào cái chết gồng mình lên mà đánh giặc, phải gồng mình lên mà sống, tồn tại và kiêu hãnh. Kiêu hãnh thật đấy, chứ sao? Ai đã từng sống qua mấy thập niên gian khổ ấy của thế kỷ XX, sẽ hiểu thế hệ chúng tôi đã sống làm thơ như thế nào. Thực ra, nói như nhà thơ Hữu Thỉnh, rằng: "Không có sách, chúng ta làm ra sách/ Chúng ta làm thơ ghi lẩy cuộc đời mình"'. Thơ với Châu Nho cũng vậy, anh viết vì không thể khác, không biết bấu víu vào đâu để có thể yên lòng trong cuộc đấu tranh giữa cái sống và cái chết, giữa cái mất cái còn, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì đời sống của chính mình và những người thân yêu.
Tuổi trẻ đi qua giông tổ phong ba! Vượt lên cả một thời bom đạn! Đồng đội ơi! Đâu ta, đâu bạn! Hẹn nhau về làng mới giấc mơ xưa. (Giấc mơ)
Trong bối cảnh của cuộc chiến tranh ác liệt, cái chất hóm hỉnh, lạc quan của chàng trai xứ Nghệ vẫn lộ ra, khi anh viết bài thơ tặng những cô gái ngành quân y:
Có lúc nào em sẽ ngủ, quên ta! Không rung nữa. Anh vĩnh hằng muôn thuở! Đôi môi hồng, với nụ hôn bỏ dở! Anh đông rồi, hoá đá ngoài em... (Trái tim)
Còn lạc quan, trẻ trung và yêu đời hơn nữa, khi người chiến sĩ nhớ về người yêu của mình ở quê nhà, sau trận đánh:
Tạm biệt trăng quê anh đi tiền tuyến! Bước trường chinh chấn động cánh rừng già/ Đêm ngẳm trăng sau trận đánh/ Ngỡ gương mặt em hiền dịu hiện ra! (Đoán trăng quê)
Cuộc chiến khép lại, như bao người may mắn khác, Châu Nho sống sót và trở về với hai bàn tay trắng và cái đầu rỗng không! Làm sao để có thể sống tiếp đây? Câu hỏi như búa bổ làm cho người cựu binh - thi sĩ ấy hoảng hồn. Thơ nữa ư? Thơ làm sao cứu nổi người vợ cũng là chiến binh và ba đứa con thơ nheo nhóc? Khi vập mặt vào đời sống hậu chiến, Châu Nho chợt nhận ra nước mắt đời thường và anh viết những câu thơ trào nước mắt:
Mỳ sắn độn và rau muống luộc/ Chấm nắng mưa.../ Chan nước mẳt đời thường! (Thương quán)
Hoang mang và hoảng hốt đến độ, anh viết những câu thơ hay xuất thần:
Gió mây em qua phố thị vô tình/ Hãy nhận lẩy những gì đời ban tặng/ Hãy quên anh với đường cày cong thẳng/ Lật đất tìm, ký ức nhập nhoè mưa (Lời mây gió)
Phẩm chất thi sĩ cứ tiềm ẩn, cứ tích tụ tỏng tất tả ngược xuôi, vì cơm áo gạo tiền, đến một lúc chợt phát lộ và vọt tràn như dòng thác trên trang giấy. Dường như không có đề tài nào là xa lạ với anh. Nhìn đâu tới đâu, Châu Nho cũng nhìn ra thơ. Tuy nhiên, cái mà Châu Nho mạnh nhất là cái nhìn vào tâm tưởng chính mình, nhìn vào để mà cười cợt, mà cay đắng xót xa:
Chợt quê để ở quê rồi/ Nay bưng ra phố, mặt trời ngả nghiêng./ Chợ quê bán tiếng à ơi! Tôi thầu trọn hồn ngồi chợ quê...Xa quê sống giữa phổ phường./ Ghé thăm siêu thị , mà thương chợ nhà . (Tản mạn chợ quê)
Quê hương là đề tài mà Châu Nho viết không biết mỏi, mà hay, mà độc đáo vô cùng, thổn thức vô cùng. Chợ quê bây giờ đã thế, còn hồn quê thì sao?
Xa nhà từ thuở mộng mơ/ Bạn đi ngày ấy, ai chờ chân đê/ Những đêm mưa gió lũ về/ Sóng cồn đê rạn hồn quê phạc phờ/... Miền xa nơi ẩy bạn tìm/ Phận hèn quê trở thành miền riêng tôi (Hồn quê)
Người hiểu được, cay đắng được với “hồn quê phạc phờ” là người ân nghĩa lắm, trách nhiệm lắm. Người ấy là kẻ không bao giờ lừa thầy phản bạn, không thể làm điều ác. Vậy thôi.
Tôi đọc thơ Châu Nho ròng rã mấy đêm liền, rồi chợt nhận ra rằng, Châu Nho đã tìm được cho mình một lối đi riêng, một lối đi độc đạo để đến với thơ, lối đi ấy có tên là Duy cảm. Chẳng hạn anh viết về tình mẹ con thế này:
Mẹ lịm đi những cơn đau sinh tử/ Tách con ra, con chưa thấy bầu trời/ Khoai sắn độn mỳ, rau muống chấm tương/ Sữa mẹ nuôi con từ muối và nước mắt... (Bầu trời riêng con).
Phải đánh đổi cả cuộc đời mới viết được những dòng thơ như thế. Thơ rất cần tài hoa, nhưng trước hết thơ cần chân thật. Vắt mồ hôi, nước mắt, những thăng tràm khổ ải của mình ra để viết những câu thơ, thì thơ ấy không bao giờ là trò chơi phù phiếm!
Hà Nội, ngày 30 tháng 4 năm 2004
T.T.S
Sau Chiến trường là Thương trường
Bằng Việt
Bằng Việt
Một kỷ niệm đã rất xa được sống dậy trong ký ức, khi tôi đọc tập thơ mới của Châu Nho. Đó là trang thơ bộ đội Trường Sơn, khi tôi biến tập số tạp chí Tác phẩm mới của Hội Nhà văn Việt Nam tháng 11 và tháng 12 năm 1972 trang bìa là của họa sỹ Quang thọ về cảnh xe pháo ta đang đi trong rừng đại ngàn xanh thẳm, có anh bộ đội còn đứng lại gác chân lên tảng đá để sưả lại dây giầy trước chặng đường còn dài trước mặt, văn xuối số ấy đăng hai sáng tác của mới của Nguyễn Sáng và Lê Văn thảo , đều từ chiến trường Miền Nam gửi ra. Còn trang thơ thì có trùm thơ của Hữu Thỉnh “ Câu cá bên bờ sông Xê pôn” và “người chở đò trên sông Ta Lê” và đồng thời cũng có hai bà thơ của Hải Lê gửi ra từ “ Văn nghệ Giải phóng” miền Trung nam bộ , trong những kỷ niệm đẹp đẽ đáng nhớ của một thời ấy, chúng tôi vui mừng có hai bài thơ lần đầu tiên xuất hiện của anh chiến sỹ trẻ Nguyễn Thanh Châu quê Nghệ An mới nhập ngũ năm 1965 và đang phục vụ ở tuyến đường Trường Sơn. Hai bài thơ, Xe tăng qua cầu và Đường ta xây in ở Tác phẩm mới ngày ấy đã mở đầu cho đời thơ của Nguyễn Thanh Châu , sau này ký bút danh là Châu Nho, những câu thơ dung dị, những nét phác thảo đáng yêu cho một thời gian khổ và dữ dội làm ta cảm thấy ấm lòng.
Những con đường ta đi/ Vượt sông sâu ngăn cách/Có cầu treo ngang trời/ Mây quyện đầy mái tóc/Mấy màu hè rám nắng/Mồ hôi quyện đất vàng/ Áo khô thành khoang trắng/ Đêm ngủ hầm cứ ngon/ Mấy màu đông thấu xương/ Rét buốt vào da thịt/ Chung nhau tấm chăn đơn/ Nhắc chuyện chiều lội nước/… Đói lòng ăn trái sung/ Thay cơm nồi sắn luộc / Chia nhau nải chuối rừng/ Gọi là quà công tác!...

Thấy lại trong mình/ Mảnh bom, mảnh đạn/ Thấy lại chiến tranh/ Những ngày đau ốm/ Con đường đã lớn/ Phố nhà đã cao/ Tấm gương thế kỷ/ Đắng cay, ngọt ngào…(Gương thế kỷ).
Khi trở về mảnh đất quê cũ, còn nhiều gian khó, Châu Nho bồi hồi còn thấy mình mắc nợ làng quê nhiều lắm.
Làng quê xưa chị tôi đi lấy chồng/ Tuổi chưa đầy mười tám/ Đứt gánh riêng mình, lo toan khuya sớm? Theo trâu cày tôi mới tuổi mười hai/ Bến đò ngày xưa, nay ở đâu rồi/ Những ai đó đã đi về xưa cũ?/ Cánh đồng ngô nay bên bồi bên lở/ Tôi tần ngần gánh nợ nặng lòng quê! ( Làng quê xưa).
Với một người giàu tình cảm như vậy, ta không ngạc nhiên thấy anh chăm chú quan sát và chia sẻ với tâm trạng của một người thương binh cặm cụi chở nồi đất đi bán rong trên phố.
Người bán đất xây nhà xây biệt thự/ Anh đẩy đất quê ra phố bán nồi!/Đất màu mỡ nuôi mùa vàng tiếp nối / Đất LÚN MÌNH nâng Cao ốc sinh sôi.!...Nồi điện, nồi đồng, vi sóng, nồi nhôm/ Sao ta cứ mơ về nồi đất thó/ Nghe vang vọng trong thinh không lời người xưa trong gió / Gọi mùa về, thương nhớ đất đồng quê ( Người đi bán nồi đất).
Chính vì nặng trĩu trong tâm trạng của người thuần quê, chân quê ám ảnh , nên đôi lúc tiện nghi của đời sống hiện đại cũng làm anh thấy sờ sợ, dẫn đến những ý nghĩ cực đoan phản cảm:
Nghe tiếng vạc giữa trời đêm yên ả/ Gió nam nồm ai gọi giữa hư không/ …Nằm hộp bê tông, gió điều hòa lành lạnh/ Ngỡ mình như xác ướp hiện nguyên về! ( Một thời).
Cũng từ cái mạch tình cảm ấy, anh khai thác đề tài cái chợ trên khách sạn và siêu thị sang trọng của thành phố bây giờ. Đột ngột trên tầng thượng một khách sạn dăm ba sao, tự dưng lại xuất hiện một cái chợ quê có cả mẹt hàng bánh đức, khoai lang vv…Anh cười cái cười nửa miệng:
Chợ quê để ở quê rồi/ Nay bưng ra phố, mặt trời ngả nghiêng! Chợ quê chẳng kể nghèo hèn/ Ông to, bà lớn: lụy tìm rau dưa!
Và cuối cùng anh kết luận:
Chợ quê bán tiếng “À ơi” / Tôi thầu trọn gói , hồn ngồi chợ quê! (Tản mạn chợ quê).
Quả thật sâu thẳm trong lòng anh , những gì đắng đót gian lao, những gì là hồn quê còn lại sẽ mãi mãi làm anh xúc động và day dứt:
Quỳ Châu! Nơi nào núi cũng xanh mê!/ Hội Hang Bua, ta quen nhau ngày ấy/ Tiếng cồng thì lan, tiếng tim còn vọng lại/ Tóc bạc rồi , còn nhớ hội ngày xưa! (Nhớ Quỳ Châu).
Chính vì luôn luôn trân trọng trong nét đẹp truyền thống, mà khi vào Huế , nghe khúc “ Nam Bình” ở cố đô, anh có cái bầng khuâng khơi gợi rất sâu xa:
….Một dòng trôi, đôi bờ ly biệt/ Sen tĩnh tâm chìm đắm đáy hồ sâu/ Ngũ phụng lầu say từ ngàn năm trước / Tỉnh lại rồi, núi Ngự biết về đâu ( Khúc Nam Bình).
Chúc anh luôn giữ được những nét “ chân quê” và đồng thời cũng chúc anh luôn giữ được cái xúc động ngớ ngẩn và trẻ trung của một tâm hồn thi sĩ – đã từng sống chết với Trường Sơn ngày nào.
10- 2004
Nhà thơ: Bằng Việt
( Chủ tịch hội Văn học TP Hà nội .Nguyên trưởng ban Thơ :Hội nhà văn việt nam )
( Chủ tịch hội Văn học TP Hà nội .Nguyên trưởng ban Thơ :Hội nhà văn việt nam )