PHẦN II ( Tiếp theo phần gia phả dòng họ)

BƠ VƠ NHIỀU NƠI

Nói về nhà thờ tổ đã xác định dòng họ và anh em các chi - Thì 3 đời trước cho đến đời ông Thông Bầy thứ 4 đến ông Tâm thứ 5 (Nguyễn Lê Vũ) thì chỉ có 2 chị em một gái và 1 trai cho nên không có thành chi được không liên quan đến chi nào ngoài nhà thờ tổ, những đời trước ở Diễn Ngọc (xây lại) nhà chính bom đạn phá sập, thời chiến tranh.

Ông cố nội là ông Thông (Bầy) do hiếm con cháu nên gọi là Bầy trước năm 1928 – 1930  học ở Pháp về việt đậu đại học sỹ (lớp dành cho con em nhà giàu tại Đông Dương) 

Năm 1928 đến năm 1938 làm chánh thông thư (chánh văn phòng) ở phủ Diễn Châu có vợ là bà Lê Thị Thịnh (thua ông 10 tuổi) đẹp người da trắng tóc dài, thầu chợ Hôm ở Diễn Châu bà thuê người làm 120 ki ốt bán hàng, cho thuê 2 chinh đông dương/1 cái /1 tháng. Đến tháng có người che ô cho bà đi thu tiền, (bà Thịnh anh em với ông Lê Ninh, bà Thịnh chết lúc 40 tuổi, ông Thông Bầy có bà chị là Nguyễn Thị Do hiệu  Hiền (bà Do Hiền) bỏ chồng ở ngoài phủ vườn rộng 5000m2 đất. Hàng ngày cùng em dâu bà Thịnh quản lý chợ Hôm thu tiền, ông Thông Bầy và bà Thịnh có 2 người con là bà Khám Niên mẹ ông Dục ông Ái và ông Tâm (ông Tâm đảng viên tiền khởi nghĩa làm tuyên truyền cho lớp đảng viên tiền khởi nghĩa, ở nghĩa Khánh – Nghĩa Đàn có chị Diễn và em của chị Diễn mất khi tròn 1 tuổi.

      Năm 1940 ông đưa bà Thích lên Tân lạc – Quỳ Châu làm phó phòng văn hóa tuyên truyền – năm 1949 – 1959 làm trưởng phòng văn hóa tuyên truyền, (Quỳ hợp – Quỳ Châu – Quế Phong) lúc bấy  giờ Tân Lạc chỉ có 9 nhà ở (bà Ấm Kèn, ông Dục thợ may, ông Vượng cắt tóc, ông Tâm giáo viên (ông Vũ) ông cai Thìn thầu đường, ông phó Hải, ông Liễu 2 anh em ông họ đường. (Theo lịch sử nghành văn hóa Nghệ an)

Thời kỳ ở Quỳ Châu ông Tâm làm nhà nước, bà Diệu già và bà Diễn còn đi buôn muối. gánh muối vào Thông Thụ Quế Phong đổi lấy vịt  khu vực khe vàng) về làm thịt lấy diều đãi vàng còn thịt đưa ra chợ phủ bán.

     Năm 1958 ông Tâm đi cất vó cá lụt bị cảm hàn ông nghĩ ông sẽ chết mẹ con bơ vơ, lúc này tôi mới 9 tuổi học lớp 2 (Thắng Lợi còn nhỏ) ông quyết định bán nhà 1 cây vàng cùng với 2 bơ vàng bà Diện đãi vàng góp được ở Quỳ Châu.

Ông Tâm thuê chuyến đò từ Tân Lạc về Nghĩa Đàn 2 chỉ, đưa cả nhà chị Diễn cùng theo về, bỏ chồng,  ông Tâm ở Nghĩa Đàn làm 1 nhà bằng mét nứa cạnh nhà bà  Khán Niên được 1 năm – tôi đã học lớp 3 cạnh sân bóng nhà ông Căn chụp ảnh.

Năm 1959 thì ông Tâm ốm nặng (kinh tế mất 1 nửa) biết sẽ chết ông Tâm nhờ o Dục bán nhà tre thuê 1 cái đò chở cả nhà về làng Ga (quê bà) để mẹ con có nơi nương tựa vào nghề nông. Đầu năm 1960 về làng Ga ở nhờ nhà bà Nhung cạnh bến đò, sát nhà  ông Trụ 5 gian nhà ngói, nhà bà Nhung lợp tranh 4 gian, rộng 2,5m x 2m x 4 gian, lúc này tháng 3, bà thích đẻ (Hùng) tháng 3 sau tết âm 1960 

Kinh tế khó khăn làm ruộng thuê không có ruộng – xin gạo nhà ông Cận lúc giáp hạt. Lúc này tôi đang học lớp 4, 12 tuổi, vào đêm 19 rạng ngày 20 tết (còn 10 ngày đến tết) vào 10 giờ 30 phút tôi nghe bà gọi bà Nhung ông Tâm kêu đói bà Thích lấy 1 bát cơm nguội và nửa bát mật mía cho ông ăn, ăn xong chưa kịp uống nước ông tắt thở lúc này khoảng 1 giờ sáng tôi nghe chim cú kêu 3 lần (tôi và 2 anh em cùng bà lên nhà ông Trụ. Lợi, Thắng ngủ còn tôi và bà thức đến sáng ông Trụ nhờ 2 ông thợ mộc đến sửa lại bộ ván của bà Nhung cho ông Tâm, đám ma ông Tâm chỉ có 4 người khiêng, ông Trụ và tôi chống gậy đi sau qua đồng ra cồn quanh chôn ở đó Sau này trước khi đi bộ đội tôi và ông Trụ đã bốc mộ ông Tâm về Cồn ông Đùng.

   Ra tết 1 tháng thì bà Thích sinh Hùng, sau ông Tâm mất 2 tháng 2/1960 tôi học lớp 4. Lần đầu tiên tôi tập đi bừa vì nhẹ nên tôi bỏ 2 hòn đá lên 2 đầu bừa mình đứng ở giữa và tôi đi học về đi cày ruộng thuê cho làng, năm 1963 tôi học xong lớp 7 ở cấp II làng Sen , tôi cùng cậu Trụ, cậu Ổn, ông Thu và mướn thêm ông Bản vào rừng chặt gỗ về làm nhà. – ngày ngày mang cơm vào rừng chặt gỗ, cưỡi trâu kéo về đi suốt đêm sáng đến nhà 1964.

Đầu năm 1964 tôi lên phát hoang cạnh nhà ông Bản làm 3 gian nhà tranh – bà và 3 đứa em cùng bà Thích ở tại đó, đầu năm 1965 tôi đi bộ đội 17 tuổi, năm 1972 tôi làm trợ lý tác chiến, trung đoàn phân 1 xe Vĩnh Cửu màu nâu. Năm 1973 quen bà Nho tôi nhờ đang ký xe khi đi ra quân khu họp. Năm 1973 tôi nhờ bà Nho bán xe đạp 600 ngàn giao bà Nho gửi về cho bà Thích 300 ngàn mua ngói lợp nhà, còn 300 ngàn mua bánh kẹo làm lễ cưới 1974 ở Vinh – 1976 tôi chuyển nghành về ty thương nghiệp làm cán bộ thi đua tuyên truyền .

Cái nhà của bà và tôi làm và gửi tiền về lợp ngói bán cho Tài con ông Lộc được 3 chỉ vàng – mấy đứa chia nhau cả tôi không được đồng nào, còn 1 chỉ bà Thích chết Thắng lấy.



















III. PHỦ DIỄN THỜI ẤY

Bút ký:Châu Nho. Phủ Diễn Châu ngày ấy.

Trước khi bố tôi mất 1960 vài tháng ông có kể cho tôi về quê cha đất tổ của phủ Diễn Châu một thời xa xưa ấy.

Tuy quê hương Diễn Châu nhưng gia đình tôi phiêu bạt theo dòng lịch sử mà bố tôi đi làm cách mạng từ lúc 24 tuổi, ông đã rời phủ Diễn Châu đi lên miền tây – tôi không sinh ra trên quê cha tôi, nhưng những gì trước khi mất cha tôi kể lại là cả một ký ức mà nay đã 60 năm (từ một học trò đi qua kháng chiến chống mỹ) tôi không giống như cuộc đời của bố tôi (gồng gánh chèo kéo vợ con suốt cả chặng đường lịch sử) và có cái khác là bố tôi ngày xưa từ ngã ba phủ Diễn Châu sát biển đẩy gánh con dắt vợ đi lên miền sơn cước hoạt động cách mạng, thì tôi cùng vợ đi qua cuộc chiến tranh cõng con về hướng bắc,

Hướng đi của cuộc đời âu cũng là số mệnh nhưng nói cho cùng thì âu cũng là biến cố xã hội, điều kiện gia đình mà bản thân mỗi một người phải luân chuyển cho phù hợp với điều kiến công tác mà thôi.Tìm sự sống trong dòng đời xã hội.

Lẫn trong tiếng thở những chậm rãi, bố tôi pha chút ân hận không để vợ con lại quê Diễn Châu mà lên công tác định cư ở miền tây.

Ông nói ngày ấy năm bố tôi ra đời, gia đình ông bà nội đã ở Diễn Thành. Nghe ông nội kể rằng: Phủ Diễn Châu có lâu lắm rồi, đất Diễn Thành xưa là dân góp chủ yếu quê Diễn Ngọc ( bên kia sông) chuyển sang làm ăn buôn bán.

Năm bố tôi lên 10 tuổi 1920 Diễn Thành mới có mấy nhà của Pháp làm việc, phủ Diễn Châu là trung tâm bắc Nghệ An,  Diễn Thành bấy giờ có 2 nhà thổ, 2 nhà chứa (gái mại dâm của Pháp) trong  nhà thổ có đèn bàn thuốc phiện, ông bà nội nhà tôi cũng là dân Diễn Ngọc di cư sang định cư ở đây chứ không có ai là gốc gác ở Diễn Thành cả.

Bố tôi được học hành sớm vì ông bà nội tôi khá giả thầu khoán chợ hôm, bà cho làm khoảng 70/80 lều tre trong chợ cho thuê hàng tháng bà thu tiền mỗi lều 1 vài chinh do gia đình khá giả mà bố tôi được đi học sớm thông thạo tiếng Pháp 20 tuổi có bằng đít lôm nói tiếng Pháp thông thạo, 24 tuổi có bằng tú tài.

Năm 1945 đến năm 1949 đến năm 1959 (đúng như trong cuốn lịch sử nghành thông tin văn hóa Nghệ An). Hồi ấy anh Trần Hữu Thung có lần đi công tác cũng anh Xuân Diệu anh Chế Lan Viên vào Nghệ an lên Quỳ Châu uống rượu cần với đội văn nghệ do ông Nguyễn Thành Tâm  phụ trách (Tâm)

Những năm 1949 – 1959 ông đi về Vinh nhậu lương còn mỗi tháng 1 lần ông Tâm đi bộ 3 ngày, đi bộ từ Quỳ Châu về Vinh và cho anh em qua Diễn Châu thăm quê và ngủ tại nhà ông Lương đen (ông lương làm trưởng phòng tổ chức công an Nghệ An)

Ông Lương kể rằng Ông Tâm thời thanh niên chơi thân với nhau, ông Tâm con nhà giàu và có ông nội làm thông thư thông phán cho phủ Diễn Châu, bà mẹ ông Tâm ( bà nội tôi) nhờ vậy đã bao thầu chợ Diễn mỗi tháng nạp cho phủ của Pháp 10 đồng đông dương bà đã làm hơn 120 cái liều trong chợ cho thuê. Hàng tháng bà đi thu mỗi lều chợ là 1,2 chinh. Năm 1968 sau khi bị thương ở chiến trường tôi được ra bắc an dưỡng trước khi chở lại chiến trường tôi có ghé thăm ông Lê Văn Lương có biệt hiệu ông Lương đen ( ở ty công an tình Nghệ An) người cùng hoạt động với bố tôi, hồi đó ông Lương ở xã Diễn Thành, ông bà không có con nghe tôi giới thiệu là con ông giáo Tâm  cháu ông Thông Bầy) ông Lương mừng lắm, ông giữ tôi lại ở nhà ông ở Diễn Thịnh 2 ngày. Đêm đó trong căn hầm chữ A ông và tôi trò chuyện tới sáng, ngày hôm sau ông còn dẫn tôi ra nhà anh Trần Hữu Thung để tôi đọc cho anh Thung 2 bài thơ tôi mới sáng tác.Tôi kể ông Thung về cuộc đợi hoạt động của bố tôi (anh Trần Hữu Thung lại là : Thời anh làm tuyên truyền văn hóa văn nghệ, sau chuyển ra trung ương. Ông Tâm bố tôi được đề bạt phó  trưởng ban rồi trưởng ban  tuyên truyền văn nghệ huyện Quỳ Châu. Lò dạy võ (Châu Giang) ở phủ Diễn Châu  Thời đó Châu Giang ( người thầy võ) thời đó phiêu bạt vào Diễn Châu thi được ông nội tôi nuôi dạy võ cho ông Tâm, ông Lương (công an) ông Ninh (cắt tóc) và nhiều người nữa khoảng 20 người. Còn đưa cho tôi 2 bài thơ lục bát của bố tôi mà ông in ở ty thông tin tỉnh Nghệ an, 1 bài về phong trào bình dân học vụ, và 1 bài về cấy lúa nước của dân tộc. Ông Lương và ông Tâm thành lập nhóm võ thuật phủ Diễn Châu thời bấy giờ . Những năm 1935 (Theo ông Lương kể lại cho Trưởng phòng tổ chức công an Nghệ An ) Năm đó ở Diễn Châu có 3 người học giỏi nhất được vào Vinh đi thi tú tài trong đó có ông Nguyễn Thanh Tâm (bố tôi) rất giỏi tiếng Pháp vì sao học giỏi mà bố tôi không được sử dụng dạy học, do giỏi tiếng Pháp . Ông Thung cho biết cộng sản đưa ông Tâm (con) vào làm thông ngôn cho Pháp ở phủ Diễn Châu. Lúc bấy giờ (đảng ta) giác ngộ ông Tâm đi theo việt minh – ngày đi làm thông ngôn cho Pháp nắm được tình hình Pháp cai trị, rồi báo cáo lại cho cộng sản, bởi thế ông Tâm rất thân và tâm đầu ý hợp với bà đầm (vợ quan tây) đã mê ông Tâm đẹp trai, trẻ, năm 24 tuổi ông Tâm cùng 2 người vào Vinh thi cử nhân, sau khi thi đậu 2 người được bổ nhiệm đi dạy học còn ông tâm  không được đi dạy. Qua theo dõi thám tử cho quan chánh sứ phủ nhận biết ông Tâm có quan hệ với Việt Minh nên không cho ông Tâm làm thông ngôn và đích than quan chánh sứ Pháp vào Vinh xóa tên ông Tâm trong danh sách thi đậu. Hai nguyên nhân trên đưa đẩy ông đến sự nguy hiểm. Địch sẽ lùng đuổi truy nã, tổ chức đưa ông Tâm điều lên Nghĩa Đàn với nghề dạy học năm 1937. Được gia đình ông Bút quê gốc Diễn Châu nuôi dạy học cho 5 anh em, ông Lại Văn Bút đảng viên 30 -31 bí thư chi bộ đầu tiên tại Nghĩa Bình (người cùng hoạt động với thủ tướng Phạm Văn Đồng) sau này ông làm chủ tịch xã đã được chủ tịch nước đến thăm. Ông Lại Văn Bút nuôi ông Tâm tại gia để dạy chữ quốc ngữ cho đảng viên 30/31 và sau khi gả em gái cho thầy thì giao cho ông Tâm trực dây thép tại Nghĩa Đàn. Theo ông Kiên cán bộ tiền khởi nghĩa lúc đó 1943 1 tháng 1 lần chi bộ tập chung sau đó ông Tâm cưỡi con ngựa đến diễn thuyết 1 giờ là đi luôn không biết ông ở đâu cả? Sau đó bọn mật thám theo dõi, ông Tâm điều lên Quỳ Châu (lúc bấy giờ 3 huyện gồm Quỳ hợp Quế phong) làm trưởng ban tuyên truyền văn nghệ huyện. Năm 1949 – 1959 sau cách mạng ông phụ trách trưởng phòng VHTT văn nghệ Quỳ Châu (theo sự bố trí nghành văn hóa thông tin).

Mẹ tôi 7 lần sinh để lại, 5 anh chị em 4 chúng tôi đã sống tại Tân lạc Quỳ Châu.

Phiêu bạt lưu lạc cùng đôi lần tôi ghé về Diễn Châu những chưa lần nào chứng kiến cái cảnh đốt thây lột xác của phủ Diễn Châu ngày ấy.

Cái thị trấn phủ Diễn Châu ấy nay là thị trấn Diễn Châu tôi hơi ngỡ ngàng – chợ Hôm ngày xưa nay chuyển vào trong đường thông, hè thoáng, phố xá khang trang, nơi những dự án đang triển khai dang dở - một phủ Diễn Châu mới đang hình thành với vóc dáng của  1 đô thị thời mở cửa.

Các khu công nghiệp tiểu thủ công nghiệp hình thành phát triển vươn quá tầm dự án của huyện.khu thương mại Việt Lào Đưa làng quê chuyên nông trở nên giàu có bằng buôn đồ đạc nhôm, đồng sang bán cho nước bạn Lào.

Khu du lịch biển Diễn Thành đã và đang mỗi ngày 1 sầm uất, cái xã Diễn Thành nơi quê tôi ngày xưa này đã hình thành trung tâm văn hóa thể thao, nhiều dự án cả nước và nước ngoài đang đầu tư và phát triển trong công việc công nghiệp du lịch, nuôi trồng hải sản ,các làng nghề truyền thống dần khôi phục và phát triển.

Đời sống nhân dân ngày càng nâng cao, phúc lợi xã hội thay đổi đáng kể, nếp sống kinh tế thuần nông.

Phủ Diễn Châu ngày xưa đã trải qua bao thăng trầm binh lửa, đã có lúc lắng đi trong bom đạn đã thức dậy rộng mở với bốn hướng, vươn ra biển rộng nâng tầm cao lên cùng thời đại, duy chỉ có 1 điều ngã ba phủ Diễn vẫn còn nhưng rộng dài hơn xưa. Còn thị trấn phủ Diễn có tên trên bản đồ cách đây ngàn năm nay ở đâu? Ông cha ta từng gọi ngã ba phủ Diễn thị trấn phủ Diễn cái tên gọi ấy cứ ám ảnh những người con đi xa quê như tôi.

Châu Nho

















GIA PHẢ DÒNG HỌ: NGUYỄN LÊ CHI ÔNG CHÂU

I. Lời mở đầu của người lập gia phả

a. Do lưu lạc trong quá trình sinh nghiệp  - gia phả dòng họ

1.Theo ông Tâm (khi còn sống và bà Thích kể lại)

2. Tham khảo do ông Lương đen (trưởng phòng tổ chức) công an Nghệ An ban giác ngộ cho ông Tâm theo Việt minh kể với tôi thời tôi đi bộ đội về ở nhà ông sơ tán Diễn Thịnh 2 ngày.

3. Theo chuyện kể của bà Ngụ già (mù) lúc còn trẻ có đi đưa tang ông cụ nội (Nguyễn Lê Thông) tên thường gọi là ông Thông Bầy.

4.Theo lời kể của ông Nguyên giám đốc ty thông tin văn hóa Nghệ an bạn cùng thời với ông Tâm.

5. Theo lời kể của ông Lê Ninh (chú) em của bà Lê Thị Thịnh (vợ ông Thông Bầy) ông Lê ninh làm thợ cắt tóc ở ngã ba Diễn Châu, bố của cô Liễu ở Diễn Liên 

Căn cứ những tư liệu trên tôi tập hợp lại viết thành gia phả của chi ( Châu Nho) về lịch sử danh phận của 5 đời trước đây – tập trung vào đời cụ nội trở lại đây – còn lại đời trước thì không rõ.quan hệ mẫu tử trước ông Thông Bầy thì chỉ sinh có 2 chị em (3 đời như vậy) đến thời ông Thông Bầy và bà vợ Lê Thị Thịnh có bà chị Nguyễn Thị Do Hiên cho nên không có chị nào cả ngoài 2 chị em suốt 3 đời và đời thứ 4 là ông Nguyễn Lê Vũ ( Nguyễn Thanh Tâm) có bà chị là bà Khán Niêm (mẹ ông Dục Nghĩa Đàn) sau đến đời ông Tâm sinh hạ được 5 anh chị em mới lập thành chi hiện nay.

II. GIA NGHIỆP CỤ NỘI:

       Nguyễn Lê Thông thường gọi là ông Thông Bầy hoặc ông Thông phán có 2 chị em là bà Do Hiên (chị), Ông Nguyễn Lê Thông con nhà giàu là con trai 1 được ăn học lên đại học sỹ, giỏi tiếng Pháp, tiếng tàu tu nghiệp ở Pháp và về Việt Nam làm quan (thông lại) ở phủ Diễn Thành trước năm 1928 đến năm 1938 (quan thông thư) chánh văn phòng phủ Diễn Châu (cấp dưới của người Pháp) khi người pháp đi vắng ông thay để giải quyết công việc của phủ Diễn Châu có nhà 2 tầng ở trong phủ Diễn Thành có lính khố xanh canh gác, có vợ là bà Lê Thị Thịnh đẹp người da trắng, tóc dài, thua ông hơn 10 tuổi, có nhà thờ tổ ở Cầu Lửa, Diễn Quảng, Diên Châu. Nhờ ông làm quan nên bà thầu chợ Phủ Diễn (ở ngã ba) bà cho làm 120 liều tre trong chợ cho thuê mỗi lều giá 2 chinh đông dương / 1 tháng đến tháng có người che ô cho bà đi thu tiền, cùng với bà có bà chị chồng là bà Do Hiên cùng làm quản lý chợ, bà Do Hiên không có con bỏ chồng ngoài phủ có nhà xây vườn 5000m2 đất. Bà Thịnh chết lúc 40 tuổi có về báo mộng cho bà Nho là mồ mả ở Diễn Châu bị đào lấy sò ở trạm máy kéo – nghĩa địa chợ Hôm.

Ông bà sinh 2 chị em là bà Khán Niêm và ông Nguyễn Lê Vũ – do nhà giàu  nên ông Vũ được đi học đậu đíp lôm – giỏi tiếng Pháp. Một trong 3 người được ra thị xã Vinh thi đại học sỹ (về dạy học trong đó có cả bố Nguyễn Trọng Tạo bạn học, thời gian này ông Tâm được ông Lương đen (ty công an) giác ngộ theo việt minh – bố làm quan nên ông Thông Bầy xin quan Pháp cho ông vào làm thông ngôn cho Pháp. Ngày làm thông ngôn đêm lại báo cáo tình hình cho việt minh – thời gian này bà đầm vợ quan Pháp mê ông Tâm hai bên có tình ai nên quan Pháp biết về việc đó nên đã báo vào phủ thị xã Vinh không cho ông Tâm đậu và không cho làm thông ngôn nữa. Theo lệnh của việt minh ông Tâm đi lên Tân Kỳ dạy học tư được ông bà ngoại (đẻ ra bà Thích) nuôi thầy dạy chữ quốc ngữ cho ông Trụ và đảng viên 30-31 có cả bà Thích học đến lớp 4 thì gả bà Thịch cho ông Vũ (Tâm) ngày cưới ông Vũ 2 lần bà Thích về thắp hương cho nhà thờ tổ bên Diễn Ngọc (qua đò qua bãi ngô vào đầu làng) theo bà Thích kể, (nhà thờ này gần nhà ông Hiển du lịch bị chiến tranh phá hết – nay làm lại ở Diễn Ngọc) hiện nay ở đất chú Hiền.Thời kỳ này sinh được chị Diễn ông thôi làm quan vì bà lê Thị Thịnh (mất khi mới 40 tuổi), Vì Pháp biết ông Vũ theo Việt Minh – có lệnh truy nã. Ông và chị,( hai chị em) có lên làng Ga ở với ông Tâm và bà Thích hơn 1 năm sau mới quay về Diên Châu. Ông làm nghề bốc thuốc nam chữa bệnh.

Lúc này tổ chức điều ông Vũ lên Nghĩa Đàn với tên mới Nguyễn Thanh Tâm làm tuyên huấn tuyên truyền cho đảng viên tiền khời nghĩa ông có con ngựa (đến nói chuyện và đi ngay).Lúc Pháp đến ông đi rồi ông vào đảng thời tiền khởi nghĩa (ông bà ngoại) là địa chủ ở làng Ga cho 2 vợ chồng 5 mẫu ruộng, 5 con trâu, ông bán đi đưa gia đình lên Quỳ Chây làm trưởng phòng văn nghệ tuyên truyền 1949 – 1959 theo lịch sử sở văn hóa tình Nghệ An năm 1959 ông khái bị ốm thuê 1 chuyến đò đưa cả nhà về nghĩa Đàn ở 1 năm (1960) sau đó thuê chuyến đò chở cà gia đình về làng Ga thì ông mất lúc đó tôi học lớp 4 có 12 tuổi.

 Tại Quỳ Châu sinh được 5 người con hai người anh và chị của tôi (Châu) bị chết đẻn  (khi đẻ hổ về mắc hơi chết). Đến khi sinh tôi thầy mo đưa vào hang Bua đẻ đốt lửa ngoài hang đuổi hổ, do bà Vượng vợ ông Vương cắt tóc đỡ đẻ, đẻ trong hang Bua ăn sắn, rong rêu ngô khoai khi đầy tháng mới đưa về Tân Lạc ở,  mẹ Sơn tuyên giáo huyện) sau tôi có Thắng, Lợi còn lại ông Hùng khi về làng Ga ông ốm bà Thích mới có thai, khi ông mất 20/12/1959 âm lịh thì 1 tháng sau mới đẻ ông Hùng 1960 Theo bà Vượng kể lại với tôi và ông Mỹ bí thư huyện ủy Quỳ Châu là do người em của chị diễn mất, sau đó lên Quỳ Châu 2 người (1 trai và 1 gái) bị chết non cho nên khi sinh ông Châu đưa vào hang Bua tránh hổ về mắc đẻn, lúc này chòm Tân lạc chỉ mới có 9 nóc nhà – Châu và ông sơn tuyên giáo, Sơn con ông cai Thìn và Sơn con Phó Hải cùng tuổi.

Phần sau sẽ cụ thể từng người trong dòng họ, trong chi hiện nay, tóm lại từ ông Tâm cha tôi, ông nội trở về trước chỉ sinh 2 chị em nên không có chi nào liên quan – cho tới đời con của ông Tâm có 5 người con mới có chi hôm nay







  1. ĐỜI THỨ V: NGUYỄN THANH CHÂU

Bút hiệu: Châu Nho

Nơi sinh theo CMND: Nghĩa bình – Tân Kỳ - Nghệ An  quê Diễn Thành – Diễn Châu – Nghệ An

Sinh ngày 12 – 4 – 1947

Nghề nghiệp: nhà thơ, nhà báo, nhà doanh nghiệp

Đi bộ đội năm 1965 học lớp 7 năm 1976 về chuyển nghành đi học cấp III bổ túc đi học đị học tại chức, cử nhân kinh tế quốc dân học hết lớp 7 năm 1965 vào bộ đội công binh D27 QK 4 – 1968 tiểu đội trưởng, năm 1970 trung đội trưởng – trợ lý tham mưu D57QK4 năm 1972 trợ lý tác chiến trung đoàn 79 –QK4  ngang với tiểu đoàn phó). Năm 1976 chuyển nghành về ty thương nghiệp Nghệ Tĩnh làm tổ chức.

Năm 1972 được phân phối xe đạp Vĩnh Cửu năm 1974 bán 600 ngàn (gửi về cho mẹ 300 ngàn mua ngói lợp nhà  còn 300 cưới vợ) 

Năm 1973 đi chỉ huy làm đường ở Quảng Bình lấy được 1 xe gỗ - thuê cưa được 1 nhà gỗ nhưng không chở về Vinh được nên đổi cho dân được 1 xe đạp phương hoàng trị giá 700 nghàn về mua xe máy Pháp 103 đỏ đầu tiên ở Vinh, khi đó 12.000 đ trả  con ông Hải Đường trả 15.000 đồng sau đó bán cho ông Hoàng Phú Nguyên 15.500 đ 9 trả cho chủ đi tây về 12.000đ tôi lời 3.000 đ năm 1975.

Năm 1977 tôi có xe máy đầu tiên ở Vinh sau đó tôi làm trưởng cửa hàng thành phố Vinh đi vào nam, sang Campuchia mua 2 ô tô, tôdôta và Matđa người có ô tô  nhật đầu tiên ở Vinh năm 1977 sau bán cho ông Dũng công ty điên tử Vinh, mở của hàng bán đồ tân trang – năm 2005 thành lập công ty HH đầu tiên cùng công ty Hòa Bình .

Hưng Tấn Phát do bà Nho làm giám đốc hoạt động điện tử điện lạnh tới năm 2015 chuyển nhà ra Hà Nội làm nhà 4 lầu chuyển nhà 3 lần.


VỢ

Nguyễn Thị Nho, cưới năm 1974 

Sinh ngày 25/11/1950

Sinh tại làng Kẻ Đáy- Mai Phường- Mai Hoàng – Hoàng Mai – Nghệ An

Nghề nghiệp: cán bộ công an Nghệ An làm đăng ký xe đạp, làm bằng lái xe,- làm 3 tuyến ở  công an Vinh 

Từ năm 1968 đến 1990 về hưu 

1990 - 2019 làm doanh nghiệp công ty Hưng Tấn Phát (trong 2 công ty đầu tiên của Nghệ An ) 2010 chuyển ra Hà Nội ở, có biệt thự liền kể, chung cư làm công ty cổ phần hãng phim Thăng Long, có nhà nghỉ mát ở Quỳnh Dị - Hoàng Mai (biệt thự gỗ ven biển).

CON ĐẦU  của ông Châu Nho)

Đời thứ 6.


Nguyễn Thị Thúy Ngọc (tên gọi ở nhà)

Hiệu Nguyễn Thị Thúy Thanh ( tên gọi theo khai sinh đi cơ quan)

 Năm sinh: 15/7/1975

Nơi sinh; TP Vinh – Nghệ An

Con ông Nguyễn Thanh Châu (thương binh)

Con bà Nguyễn Thị Nho (công an hưu)

Chỗ ở ; Quần cầu giấy – Hà Nội

Chồng Hà Văn Tùng sinh năm 1975 

Con ông Hà văn Thông và bà Trần Thị Loan

Có con Hà Thị Bằng Linh  và Hà Minh Tuấn  (đời thứ 7)

2.CON THỨ 2 (Nguyễn Thanh Châu )

Đời thứ 6.

Nguyễn Thị Thúy Hằng

Sinh năm: tháng 11/ 1977 

Nơi sinh: TP Vinh Nghệ An

Con ông Nguyễn Thanh Châu và bà Nguyễn Thị Nho 

Chồng Đặng văn Sơn (công tác tại công ty thuốc lá) kết hôn 2016

 Sinh quán : tại bắc Ninh

Con ông Đặng văn Ảnh  và bà Nguyễn Thị Viên

Có 2 con Đặng thị Phương Thảo và Đặng Thông Minh  (đời thứ 7)

Trú quán: Ngõ 95 đường Chiến Thắng ( Khu tập thể địa chất)

3.CON THỨ 3 ( Nguyễn Thanh Châu)

Đời thứ 6 

Nguyễn Thanh Phúc tên tự Nguyễn Thanh Phúc

Sinh tháng 8/19980 

Con ông Nguyễn Thanh Châu và bà Nguyễn Thị Nho 

Định cư : Phường Trung văn – Nam từ Liêm – Hà Nội

Tên vợ: Phạm Thu Trang sinh năm 1988 

Con ông Phạm Văn Minh và bà Nguyễn Thị Trúc 

Có 2 con Nguyễn Thành Hưng và nguyễn Tấn Phát ( đời thứ 7)

B. CHỊ ĐẦU ( con ông Tâm chị của ông Châu Nho)

Đời thứ 5: 

Nguyễn Thị Thanh Diễn 

Sinh năm 1940 thường trú tại: phường Lê Lợi – TP Vinh Nghệ an y sỹ ở xã Tân Kỳ 

Con ông Nguyễn Thanh Tâm và bà Nguyễn Thị Thích

Chồng : Vũ Tiến Hùng ( bộ đội chống Pháp và chống Mỹ)

Quê quán: Đô Lương Nghệ an

Có 2 con Vũ Văn dũng và Vũ Thị Hiền ( đời thứ 6)


II. CUỘC ĐỜI SỰ NGHIỆP

5 người con thuộc chi hiện nay

Đời thứ 5: Nguyễn Thị Diễn. sinh năm 1940 con ông Nguyễn Thanh Tâm và bà Lại Thị Thích, có chồng lần 1 là Nguyễn Thanh Tâm nhà ở Tân lạc – quỳ Châu, ông Tâm đi bộ đội sau chuyển nghành về dệt 8/3 sau nghỉ hưu

Sau khi gia đinhg ông  Tâm chuyển từ Quỳ Châu về Nghĩa Đàn bà Diễn bỏ chồng (ông Tâm) theo gia đình về, đi học y sỹ ở Nghĩa Đàn làm ở trạm xá xã Kỳ Sơn – Tân Kỳ rồi kết hôn lần 2 với ông Hùng ( ông Hùng có con riêng là vũ Văn Dũng) và bà diễn có con chung là Vũ Thị Hiền.Vợ chông Châu Nho lúc bấy giờ kinh tế rất khó khăn ở nhà chung cư do công an phân cho bà Nho – nuôi cả bà mẹ, nuôi cháu Hiền nuôi 3 đứa con  nhà ông Dục, sau đó xin cho cháu Hiền con chị Diễn vào thương nghiệp Vinh, sau cưới chồng giao cho nhà chung cư của bà Nho, cho ở sau đó bán cho bà Diễn 4 chỉ vàng nhưng chỉ trả trước 1.5 chỉ sau đó Hiền bán 80 triệu tương đương 40 chỉ nhưng cũng không trả cho bà Nho tiền Nợ.

EM CỦA NGƯỜI LẬP GIA PHẢ:

            Đời thứ 5:  Nguyên Thành Thắng

Sinh năm 1950, trình độ văn hóa tốt nghiệp cấp 3

Con ông Nguyễn Thanh Tâm và bà Nguyễn Thị Thích

Đi bộ đội và chuyển nghành sang công ty thương nghiệp (tổng kho kim khí) rồi về hưu.

Vợ Dương Thị Hoa mậu dịch viên bán hàng sinh năm 1977 quê quán Hưng xá – Hưng Nguyên Nghệ an

Có 3 con là : Nguyễn Thị Nga, Nguyễn Văn Sơn, Nguyễn thị Lan Nhi ( đời thứ 6)

Cuộc đời và sự nghiệp : Nguyễn Thành Thắng

Sau 8 năm đi bộ đội về phục viên tại xã Nghĩa Bình, sau 1 năm ăn hết gạo và tiền phục viên thì xuống Vinh nhờ ông Châu làm phòng tổ chức xin việc – lúc này bà nho phải nhận lương ra chợ mua phiếu gạo 18 tháng và tiền nộp cho tỉnh đội để lấy chế độ, chuyển nghành cho ông Thắng làm thủ kho. Khi tổ chức đám cưới bà Hoa chẳng có gì? Bà Nho phải vay tiền làm cỗ mời họ hàng bên ngoại, Khi cưới vợ rồi nuôi cả mẹ vợ và em vợ, ,

Bà Nho phải làm đơn lên tỉnh UBND thành phố xin cho 2 suất hộ khẩu – xin lương thực cho – 2 sổ gạo cung cấp (bao cấp) cho bà mẹ vợ và em vợ của ông Thắng.. Năm 1980 tổng công ty cho làm kho dầu hỏa ở Lê Lợi ở khu tập thể cùng con ông Kế, giám đốc thương nghiệp Vinh – bà Nho đi cãi nhau với ông Kế, lên thành phố xin cho chia đôi đất với con ông Kế để  ở ( lúc này ông Kế giành cả 2 xuất đất – kiện nhau mãi lúc này bà Nho lên UBTP làm quyết định đất cho ông Thắng, nạp tiền đất để có đất ở hiện nay.

Con ông Thắng đi thi đại học được 6 điểm không đậu cả trung cấp, nhờ ông Sỹ không làm được, lại chửi ông Sỹ đòi tiền, nay còn nói “khi nào bà Nho chết thì anh em mới đoàn kết”

Trong thời gian ông Thắng làm thủ kho vợ bán hàng 19/5  do ông Huệ làm thủ trưởng, do lấy tiền bán hàng nên bị kỷ luật bà Nho xin ông Huệ cho thôi không đuổi việc, thời kỳ này ông Thắng làm thủ kho kiểm kê thiếu 6 triệu 1 năm 1982 ông Châu làm tổ chức bàn với kế toán công ty giảm cho còn 3 triệu – bà Nho xin cho đi bộ đội để bàn giao nhanh, sau đó giao nhanh thì trở về không đi nghĩa vụ nữa, người nhận bên giao sau đó phải kỷ luật.

Sau vụ này công ty không cho ông Châu làm tổ chức nữa, cho về làm cửa hàng trưởng thành phố Vinh.

EM THỨ CỦA NGƯỜI LẬP GIA PHẢ

ĐỜI THỨ 5: Nguyễn Đình Lợi (Con ông Nguyễn Thanh Tâm và bà Nguyễn Thị Thích)

Năm sinh: 1952 trình độ : Trung cấp nông nghiệp – lái xe ca

Tên vợ: Ngô Thị Triều

Có 3 con ; Nguyễn Thanh Bình ( chết) Nguyễn Thị Minh và Nguyễn Thanh Nam ( đời thứ 6)

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP

      Sau khi học xong cấp 2 bà Nho xin cho đi học lái xe ca vợ thì làm cấp dưỡng cho trường lái, lúc này bà Nho phụ trách làm bằng lái chỉ có 6 tháng cấp bằng, do sợ bom đạn nên 2 vợ chồng bỏ về làng Ga – trường thông báo phạt tiền đào tạo lái xe 4 triệu. lúc này ông Châu phải lên quân khu 4 xin giấy chứng nhận 2 anh đi bộ đội nên về nuôi mẹ để không bị phạt nữa, sau đó xin cho đi học trung cấp nông nghiệp.

Học trung cấp nống nghiệp 3 năm tốt nghiệp xong ông Châu xin cho ở lại trường giảng dạy những không ở, sau đó bà Nho quen ông Hiến ở sở nông nghiệp xin cho về làm ở sở nông nghiệp tỉnh Nghệ An nhưng không đi.

Do lương thấp 45  đồng nên không ở xin về làm ruộng ở xã Nghĩa Bình cho đến nay.

EM CỦA NGƯỜI LẬP GIA PHẢ.

ĐỜI THỨ 5: NGUYỄN QUỐC HÙNG (Con ông Nguyễn Thanh Tâm và bà Nguyễn Thị Thích). 

Khi ở Nghĩa Đàn về làng Ga ông Tâm ốm nặng lúc này bà Thích có thai ông Hùng – năm 60 ông Tâm mất 2 tháng bà thích mới sinh ông Hùng tại làng Ga Nghĩa Bình – Tân Kỳ.

Sinh năm 1960 học hết cấp 3 tên vợ Trần Thị Hân

Có 3 con: Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Thị Giang và nguyễn Thị Huy  đời thứ 6)

Học hết cấp 2 bà Nho quen ông Bảo trưởng ban tuyển sinh của tỉnh cho 1 xuất đi học dầu khí ở Vũng Tàu. Sau khi học xong lớp dầu khí chuẩn bị đi thực tập ở nước ngoài thì không đi về xin giấy sức khỏe yếu xin về địa phương.

Sau khi về địa phương bà Nho quen ban tuyển sinh xin cho 2 đứa cả Hiền Hùng vào học lớp quản lý đất đai  địa chính) cùng học với ông Bình trưởng phòng địa chính TP Vinh, sau khi học xong bà Nho xin cho về trại chăn nuôi gà của sở nông nghiệp làm cung ứng vật tư (đi mua lúa, ngô, thức ăn cho gà) làm được 2 năm thì bà Nho được phân duyệt hồ sơ đi XKLĐ xin sở cho 1 xuất đi Bun ga ri (theo ưu tiên của sở văn hóa) nơi ông bố công tác làm hồ sơ sửa đi sửa lại 3 lần mới xong và đi Bun 

Trong thời kỳ ở Bun gia đình tôi gửi cho 2 lần quà hàng sang gồm chè, áo, nhờ cậu Sỹ gửi đại sứ quán Bun giúp đỡ. Khi gần về gửi được 1 thùng nhựa thuốc cầm về, bà Nho bỏ tiền nhờ cậu Sỹ nạp ở sân bay 1,2 triệu mới nhận được về giao cho bà Diện già và Hiền quản lý đưa ra chợ bán được 4 triệu (về Hiền và Thắng vay buôn) lúc này ở nhà tôi làm cửa hàng trưởng buôn bán lớn, không thiếu vốn.

Khi Hùng về nước tôi thu hồi 4 triệu từ Thắng và Hiền giao cho Hùng. Nhận 4 triệu Hùng và Thắng đi mua 1 xe 79 còn lại ông Hùng cùng bố vợ, em vợ đi buôn gỗ ở Thanh Chương, lần đi buôn bị bọn đầu gấu đập cho trong rừng, bố vợ em vợ chạy về trước nửa đêm Hùng mới về được sau đó bị mất hết không có việc, không có tiền đi áp tải lợn cho dân đi buôn lợn sang lào. Thấy tình hình không ổn tôi và bà Nho cho về bán hàng cho tôi làm bảo hành điện lạnh, học nghề sửa chữa làm 1 quán riêng , tôi làm công ty riêng bao thuế cho 3 năm.

Thời kỳ ở Bun do chiến tranh I Rắc, chạy sang Nga cưới vợ ( bà Hân ) trước đây làm cấp dưỡng trại gà đi XKLĐ, hai vợ chồng cùng về Việt nam.




Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét