Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2015


GÃ TIỀU PHU NÚI ĐÔNG HỒI

                                                                                                            chuyện ngắn của châu nho                                                                                                  ( đã in báo Tài chính số Xuân 2011)     


HUYỀN THOẠI HỒ NÚI XƯỚC VÀ EO BIẾN ĐÔNG HỒI
Từ những thập niên xa xưa, khai sinh ra miền đầy ải miền trung này. Một lần khi đoàn thuyền chiến của vua Trần Thái Tông đi về phía Nam dẹp giặc, đến ngay eo biển Đông Hồi hoang sơ thì gặp giông bão, vua liền cho dạt vào eo biển để tránh bão, khi lên bờ dựng lều trú ngụ, bão quật tung tả , trời tối Vua cứ thế đi theo dọc bờ sấm chớp lỏe lên hiện hình một gian miếu cổ. Vua và đoàn quân trú ngay tại đó. Vua bèn dâng hương lễ vật cầu khấn “cho thuyền không bi bão chìm, người qua cơn hoạn nạn, khi thắng lợi trở về sẽ tạ ơn bằng lễ vật”. Cũng là lúc trời vừa sáng cơn bão tan đi. Quan quân thuyền bè an toàn căng buồm đi chiến trận.

Sau một năm chiến trận trở về, trên đường ra Bắc vua phấn khích quá, nên uống rượu say, không nhớ lời cầu nguyện nên khi đi qua eo biến Đông Hồi bị gió quật ngược lại, 3 ngày đêm lênh đênh trên biển khi tỉnh rượu nghe quan quân tấu trình:" thuyền chưa qua được eo biển đông hồi", vua mới sực nhớ lời cầu nguyện năm ngoái, bèn lệnh cho thuyền đổi hướng vào đất liền nơi có ngôi đền cổ ,Thuộc xã quỳnh lập ngày nay.
Thuyền buồm được gió đông nên chẳng mấy chốc cập bờ, vua liên dâng lễ vật cúng tế một ngày, sáng hôm sau trời yên biển lặng . quan quân đi thẳng ra bắc thuận buồm xuối gió, từ đó eo biến hoang sơ được dân gian truyền tụng đặt  tên  là eo biển Đông Hồi.

Cũng chẳng có nhiều nơi mà  biển và núi là một cặp tình nhân, như một con tàu nhô mình ra biển lớn. Núi Xước dài 20km rộng từ 3 đến 5 km là nơi rừng thiêng nước độc, hổ, báo, lợn rừng, hươu, nai, trăn rắn đủ các loại cầm thú hễ nói đến “Hổ núi Xước, nước khe Son” là mọi người ở quỳnh lưu đã rợn tóc gáy.
Anh Nguyễn Trung Văn (thương binh chống Mỹ) là dân quân xã Quỳnh Kim người mà năm 1965 trước khi vào bộ đội, trong một trận quyết tử với máy bay địch trên đỉnh  núi Đông Hồi đã dùng vai mình làm giá súng  trung liên cho đồng đội bắn máy bay Mỹ, bất chấp hàng loạt bom và rốc két bắn vào  trận địa pháo của ta và anh đã được trung ương đoàn tặng bằng khen. Anh Văn cho biết ông cụ thân sinh ra anh là ông Nguyễn Tất Đạt khi còn sống  có đọc cho anh nghe cuốn nhật ký đi biển của ông cụ nội cùng đoàn tàu buôn của cụ tổ nhà anh : đi từ Hoàng Mai ra Thanh Hóa  (ghi bằng tiếng Tàu). Đoàn thuyền luôn đi qua eo biến Đông Hồi mỗi lần đi qua đều ghé vào ngôi đền cổ ở Đông Hồi để viếng lễ cầu nguyện cho đoàn đi hanh thông, những lần đi ra không vào lễ thì khi trở về đều gặp sóng to gió lớn, có lần thuyền chìm dạt vào bờ suýt chết. Thời còn nhỏ anh ruột của anh là Nguyễn Văn Hột (liệt sỹ chống mỹ) ra núi Xước (núi đông hồi) lấy củi còn bị hổ và lợn rừng rượt đuổi, đủ thấy thời đó rừng còn âm u lắm.

NÚI ĐÁ ĐÔNG HỒI và GÃ TIỀU PHU LÃNG TỬ

Một thập kỷ trôi qua, chiến tranh đạn bom tàn phá, con người vì mưu  sinh mà triệt hạ hết rừng. Núi Xước Đông Hồi chỉ còn lại đầy đá gan gà chồng chồng lớp lớp trơ trọi và già cỗi, dân cư chưa có, đất hoang hóa đầy đá chạy dài 6km ven biển. Từ Hoàng Mai đi xuống làng chài nhỏ bé nghèo đói ven biển đi bộ mất 2 ngày, không có đường xe máy, xe đạp chưa nói đến xe ô tô, cái xóm chài dở nông dở ngư ấy là quê của gia đình  ông cụ thân sinh ra Lê Duy Nguyên. Xa quê vào TP Vinh học, làm nghề giáo viên\ và thường trú ở thành phố vinh ,nghệ an . hơn 40 tuổi Lê Duy Nguyên mò về Đông Hồi đọc lại ước nguyện của cha mình về một cánh rừng  xanh tốt trên núi  đá gan gà. Năm 1993 anh nhận 161ha đất trồng rừng trên cát, chưa có hộ khẩu ở quê vì đang là công chức nên Lê Duy Nguyên đã nhờ anh rể của mình là ông Lập đứng tên hộ trong  sổ lâm bạ lúc bấy giờ. Trời phú cho năng khiếu thơ và nhạc, Lê Duy Nguyên đã bỏ luôn nghề dạy học về dựng lều tranh giữa bãi núi đá và cát biển, để ngày đêm thơ nhạc du dương cùng gió biển.mây ngàn. Cùng thời đó thì chương trình 327 của chính phủ ra đời. chỉ tiêu trên giao về cho tỉnh và huyện nhiều lắm nhưng chẳng ai chịu nhận đất để trồng rừng. Muốn có thành tích tỉnh và huyện  phải phỉnh Lê Duy Nguyên nhận thêm 800ha núi đá, sau đó huyện đưa anh lên làm điển hình, cho thành lập doanh nghiệp trồng rừng và ép anh nhận thêm  thêm 300ha núi nữa cho có rừng gắn liền 6 km bãi biển ,để huyện và Tỉnh được trung ương khen thưởng về phong trào 327 trồng rừng. Lê Duy Nguyên từ chối không nhận thêm với lý do nhận nhiều không làm nổi, làm sao có tiền trồng rừng, trồng bao giờ mới thu hoạch, bởi nó có ngắn hạn như vụ lúa vụ khoai đâu.
Thế rồi Tỉnh,Các bộ và các ban nghành cấp cho Lê Duy Nguyên hàng tá giấy khen và bằng khen treo là liệt khắp tường ở khu lán trại sát biển đông hồi. Lê Duy Nguyên đồng ý nhận sổ lâm bạ 1.100ha đất đá trồng rừng, đâm lao thì phải theo lao Lê Duy Nguyên vác cây đàn ghi ta đi rủ rê được Trần Xuân Ngoạn có đầu óc làm kinh tế nhưng đang tất nghiệp và phong cho chức phó giám đốc thực địa, rủ thêm được Trần Xuân Chính có bằng trung cấp trồng rừng phong cho làm phó giám đốc phụ trách kỹ thuật, quyết định lương bằng hiện vật là 30kg gạo / 1 tháng. Tuy vậy khi anh cầm sổ lâm bạ đến ngân hàng vay vốn thì ngân hàng nào cũng từ chối vì lý do: Phương án không khả thi đầu tư quá dài hạn, (bạch đàn phi lao trên đá phải 10 – 12 năm mới thu hoạch lim phải 70 năm mới thu hoạch)…và rồi trong tài khóa năm ấy khi được bầu vào đại biểu quốc hội .Người dân cả nước ấn tượng khi nghe lê duy Nguyên phát biểu tại kỳ họp quốc hội về nội dung :" Cởi trói và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong thời kinh tế mở cửa để Doanh nghiệp phát triển ,đóng góp nhiều cho đất nước"... điều mà chưa ai giám nói ra.

Liên tục trong 5 năm đầu khó khăn nhất Lê Duy Nguyên phải dùng vốn của gia đình và đi vay vốn bạn bè người thân. Lấy ngắn nuôi dài, 17 năm đục đá để trồng cây, cách đây 3 năm  dự án TP. Bắc Miền Trung được Thủ tường Chính phủ phê duyệt thì con đường lớn 2 chiều Hoàng Mai đi cảng Đông Hồi đã được công ty 36 (Bộ Quốc phòng) thi công sắp hoàn thành xuyên qua rừng Đông Hồi 18km, số kinh phí đền bù cũng cũng đủ cho doanh nghiệp trả nợ nần lâu nay.

HUYỀN  THOẠI VỀ LĂNG MỘ TRONG LÒNG ĐÁ
.
Dùng xe 2 cầu của một người bạn đi theo xe Honda 125 phân khối của Lê Duy Nguyên, chúng tôi đi hơn 1 buổi trong rừng, thỉnh thoảng dừng lại ngắm một vài chú hươu nai dẫn con đi ăn, khỉ, nhím ,lợn rừng thường chạy qua đầu xe. Dừng lại trước một hốc đá dài 4m sâu rộng 2 m giữa một bãi đá phẳng lỳ như tấm phản rộng 10m2, đó chính là kiệt tác về một lăng mộ tự nhiên, ví như một quan tài đá mà trời hoặc người tiền sử đã ban cho Lê duy Nguyên . Ngồi bên  lăng mộ đá ấy chụp ảnh, anh đọc cho tôi nghe bài thơ đất của anh mới sáng tác .

Anh tâm sự “nhiều người cho tôi là gã tiều phu ngớ ngẩn “chập mạch” muốn chơi chội hơn thiên hạ nên mua thú thả vào rừng. Nhưng các anh xem khi con hươu từ 60 triệu đồng người ta bán cho mình có 1triệu đồng một con (rẻ hơn 1 con chó thịt). Một ông bạn thấy tôi nghèo quá ủng hộ 6 triệu tôi bèn mua 6 con hươu thả vào rừng, đến nay tôi đã thả và nuôi trong rừng là 30kg rùa, 50 con tắc kè và hôm nay là 5 con khỉ có các anh chứng kiến, có rừng có nước, muông thú, chim chóc về tập chung đủ loại”.

Tôi hỏi: “Tại sao anh không sợ người dân bắt, bắn thịt?”  “ các anh đi cả ngày chưa hết 1200 ha rừng thì tôi tin muông thú sẽ tồn tại và phát triển như lúc nãy vừa thấy đó”, tôi lại hỏi “ Nghe nói về huyển thoại lăng mộ đá này hay lắm ?” Thế là anh kể một mạch “ Đó là từ thời xa xưa khi vị vua đi đánh giặc ở phương nam về  neo thuyền tại đền  Đông Hồi để tạ lễ . Có một vị quan quê Quỳnh Lưu đã xin Vua ở lại Đông Hồi chăm nom ngôi Đền cổ. Ngưỡng mộ sự linh thiêng của ngôi đền và lời thỉnh cầu của vị quan thanh liêm, vua đồng ý hạ chiếu và cấp cho ông một hòm vàng đủ tiêu dùng cho 5 đời con cháu để ông ở  lại trông giữ ngôi đền . Vị quan lấy vợ và sinh ra làng chài nhỏ bé này nhưng hòm vàng thì ông vẫn cất  trong hang núi trên đỉnh Đông Hồi. Hơn 10 năm đục quan tài cho mình  trên đá, khi sắp đục xong quan tài đá , cuối đời ông kiệt sức không kịp chôn hòm vàng và chính mình nên ông vào hang đá nới cất hòm vàng và chết trong đó. Cho đến nay chưa ai tìm ra hài cốt và hòm vàng ấy” . Tôi hỏi vui “có phải anh đã nghe truyền thuyết này từ cha mình nên đã bí mật  truy tìm  hòm vàng ,với 17 năm lăn lộn trong vai người trồng rừng”. Anh nói hồn nhiên “Theo truyền thuyết là vậy,  nhưng nếu có thì nước mưa đã chảy mòn hết vàng hòa vào đất đá để nuôi cánh rừng xanh Đông Hồi, hôm nay hoặc giả mai sau tôi hoặc người nào đó tìm thấy cũng nên, trời cũng không dấu chúng ta hòm vàng làm gì, vì rừng đã xanh như thời tiền sử”.

Cảm phục ý chí và tài hoa của người bạn thơ, tôi đã tặng anh  4 câu thơ cho chân dung cuộc đời của Anh:- Một gã tiều phu mười bảy năm, bỏ công chức ở thành phố, đi ăn mày,xin gạo ,xin tiền nuôi công nhân  trồng rừng . lấy cảm hứng cho thơ và nhạc:

Trời ban thơ, nhạc, quan tài đá !
Tiều phu : phơ phất , đỉnh Đông Hồi
Réo rắt song đàn , tung váy biển....
Mây vờn, lưng tựa , núi,....  trăng... trôi
                                                       Đông Hồi, Quỳnh lưu : Xuân 2011

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét