Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2015


HUYỂN THOẠI VỀ CHIM ĐÁ CỔ
Châu Nho

Có một câu chuyện cách đây hơn 40 năm mà những người lính thuộc thế hệ chống Mỹ chúng tôi không thể nào quên. Dẫu rằng trong cuộc sống đã trải qua bao khó khăn vất vả, che lấp khoảng trống của một thời hậu chiến, nhưng ký ức của những người lính đã đặt chân vào Trường Sơn huyền thoại, hàng trăm hàng ngàn lối mòn ngang dọc ấy đã có hàng trăm, hàng triệu ký sự truyện ngắn, thơ ca mà tôi và đồng  đội đã viết bằng máu. Cùng với cả dân tộc ta làm nên bản hùng ca trong lich sử chống ngoại xâm.

Trong đó có cả bản hùng ca của một già làng trên đỉnh Trường Sơn ngày ấy thuộc huyện Hứơng Hóa, Quảng Trị mà tôi còn nhớ mãi đó là chim đá của người Việt Cổ mà cánh lính chúng tôi thường gọi là “chim đá cổ”. Hồi ấy là đầu năm 1965 sau 3 tháng huấn luyện ở đoàn 22 (Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh) đơn vị được lệnh vào Nam chiến đấu – đi theo lối mòn trong rừng Trường Sơn (ngày ấy chưa có đường lớn) hơn 1 tháng ròng rã trèo đèo, lội suối đơn vị chúng tôi theo đường 20 Quyết Thắng vượt cổng trời qua đất bạn Lào, từ đó đi dọc biên giới Việt – Lào 10 ngày đường rừng, đi xuống phía đông Trường Sơn tiếp đất vùng Khe Sanh, Quảng Trị (Thời đó đi nhờ đất bạn Lào chứ ta chưa vượt được sông Bến Hải)

Một đêm trời sáng đơn vị dừng chân ở thung lũng phía đại ngàn Trường Sơn – Một bản nhỏ của người Vân Kiều có 7 – 8 nóc nhà sàn - dưới ánh lửa. Già làng kể cách đây 1 tuần bọn thám báo biệt kích của Việt Nam cộng hòa có qua đây trinh sát (đây là vùng cài răng lược giữa ta và địch), chúng tìm già làng tìm dấu vết quân Việt Cộng và đường mòn Trường Sơn, già làng nói “không biết” trước khi đi chúng nó có hỏi già làng về cổ vật “Chim đá người Việt cổ” mà có ai đó đã mách bảo với quân thám báo.

Già làng bảo “thứ đó mất lâu rồi không ai biết” bọn thám báo còn dặn “ Làng phải tìm lần sau  ta sẽ đưa muối và gạo lên đổi”.

Tôi hỏi già làng cổ vật đó như thế nào và có tác dùng gì mà quý vậy? Dưới ánh lửa nhà sàn Già làng đưa cho chúng tôi  xem một khối đá đen, qua ánh lửa hồng lên sáng lấp lánh như có hồn – Hình thù như khẩu đại bác thời cổ (thu nhỏ). Có bầu pháo, có nòng pháo mỗi chiều từ 10 đến 15 cm, nặng khoảng 1,5kg nòng pháo dài 12cm có đường kính 4cm.

Già làng nói cổ vật này là tài sản của làng là của hồi môn ông cụ Tổ 3 đời để lại cho Già Làng, nó có tác dụng giúp cho ta đẻ con trai hoặc con gái theo ý muốn .

Anh bạn tôi hỏi Già Làng “ làm sao để nó giúp ta theo ý muốn được”?

“ Trước khi đi ngủ với chồng đàn bà đó sờ vào cổ vật đó 7 lần thì sinh con trai, 9 lần thì sinh con gái, ngoài bản ta còn các bản xung quanh cũng phải dâng lễ vật cho Làng để được sờ vào cổ vật (Già Làng trả lời).

Tôi hỏi Già Làng “ Sau khi sờ có hiệu nghiệm nhiều không? Có, sau khi sờ cổ vật này,nó ra con trai và con gái nhiều lắm. (Già Làng toại nguyện trả lời) bên bếp lửa chúng tôi truyền tay nhau ngắm nghía, nâng niu sờ mó Cổ vật, tiểu đội toàn là lính chưa có vợ nhưng ai cũng cười sặc sụa.    

Già Làng căn dăn: Khi hết giặc các chú bộ đội Việt Cộng về quê lấy vợ mà chưa được con thì các chú cứ đưa vợ vào đây ta cho sờ cổ vật này mà lấy con.

Còn hiện giờ ta phải giữ để cho các bản trên Trường Sơn sờ mó mà đẻ nhiều con cháu lấy người mà đi đánh giặc đã – vì phe ta còn ít người quá, đánh nhau thì cũng phải hơn 10 mùa măng nữa thì mới thắng được.

Cảm kích trước tấm lòng của Già Làng tiểu dội của tôi góp lại mỗi người một thứ, đủ 1 bộ quần áo và một bao gạo tặng cho Già Làng trước lúc lên đường.

Sau năm 1975 Miền nam giải phóng. Khi đang ở báo Văn Nghệ( cố thi sỹ Phạm Tiến Duật) có vào Nghệ An trong một lần cùng tôi và anh Trần Hữu Thung uống rượu tôi có kể chuyện về cổ vật, chim đá cổ cho anh Duật và anh Thung nghe, các anh cũng tâm đắc lắm.

Năm 2004 cố thì sỹ Phạm Tiến Duật đang làm TBT tạp chí diễn đàn văn học văn nghệ ở 51 Trần Hưng Đạo và có đi một chuyến thăm chiến trường xưa và cũng có ý tìm lại cổ vật huyền thoại ấy. Nhưng  bom đạn cày xới, chiến tranh đi qua, cảnh vật sau hơn 30 năm ấy thay đổi – không còn tung tích…

Năm 2009 Ban tư tường văn hóa Trung ường và Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam. Thông qua tạp chí FoRum biên tập cuốn sách Trường Sơn đường khát vọng do nhà xuất bản chính trị quốc gia ấn hành.

Ban biên tập có cử đoàn đi thực tế để nắm thêm tư liệu tôi và Quang cùng cố nhà báo Sỹ Cứ TBT tạp chí Forum khởi hành từ Xuân Mai Hà Nội vào phía nam khi đến khe Sanh Hướng Hóa chúng tôi có vào thăm anh hùng LLVT Can Lịch vợ chồng anh hùng Can Lịch đón tiếp và cung cấp nhiều tư liệu quý, nhưng đến khi tôi hỏi đến cổ vật của Già Làng thì chị Can Lịch và anh Tiến chồng chị cũng  có biết huyền thoại chim đá cổ, nhưng lâu rồi không tìm thấy  nữa. Chiều hôm đó qua UBND huyện chúng tôi được chị Hồ Thị Hà (dân tộc Pa Cô) hiện là phó chủ tịch huyện (phụ trách kinh tế) cung cấp cho ban biên tập nhiều đổi mới của địa phương trên đường Trường Sơn sau ngày giải phóng.

Trước khi ra về tôi còn dò hỏi cổ vật chim đá cổ thời ấy chị Hà đùa dí dỏm “à cái” “chim đá ấy” là của hồi môn của Cụ tổ 3 đời nhà ta để lại những chiến tranh bom đạn làm mất rồi, không còn nữa đâu mà tìm, còn các anh muốn vợ đẻ nhiều con gái hay trai thì hỏi em, em sẽ bày cho, buống trứng bằng buống cau cũng đẻ hết. Bẵng đi 3 năm, năm 2012 nhân dịp hội báo xuân của  tỉnh Nghệ An tổ chức tôi có tham dự - nét đặc trưng của hội báo xuân năm nay ngoài ấn phẩm báo chí của trung ương và địa phương có thêm nhiều gian trưng bày các ấn phẩm lịch sử, văn học tác phẩm nghệ thuật, tranh đá quý , nhộn nhịp hơn là gian trưng bày hiện vật, cổ vật văn hóa cổ của các thời đại của hội đồ vật cổ Nghệ An,  do ông Toàn làm chủ tịch, phong phú và thú vị là các đồ vật cổ đời nhà Thanh, đời nhà Đường, với bình gốm 4 mặt nổi ( Long – Li – Quy – Phượng) tứ trụ triều đình, đĩa đựng (trâm cài tóc) của hoàng hậu đời nhà Tống, rồng tre khoe đuôi (năm rồng) là những tác phẩm có dấu ấn mang tính đương đại và lịch sử đầy tính thời sự của năm rồng.

Trong không khí nhộn nhịp ấy, từng đoàn người chen chúc nhau xem một  cổ vật lạ chưa bao giờ trưng bày, có điều bí ẩn gì đó mà các cô gái, phái nữ vừa chen chúc nhau, vừa đấm lưng nhau cười ngặt nghẽo  khi nhìn vào cổ vật “chim đá cổ” còn cánh đàn ông thì kiêu hãnh nghênh ngang, tự đắc cười râm ran bên cổ vật, với dòng ghi chú “mỗi người chỉ được sờ 1 lần”.

Chen lấn theo dòng người tôi tận mắt nhìn khối đá màu hồng có bệ phóng chếch lên như kiểu đại bác (thu nhỏ) theo chủ nhân của cổ vật “chim đá cổ” cổ vật này có tính âm dương – phong thủy khi muốn sinh con gái hướng nòng pháo về hướng đông, muốn con trai hướng nòng pháo về hướng tây, trước khi sờ vào cổ vật 7 lần hoặc 9 lần, còn sờ như thế nào, vào thời khắc nào thì chủ nhân đang bí mật.
Tôi sững sờ và bán tín bán nghi  “chim đá cổ” này sao lại giống chim đá cổ của Già Làng trên đỉnh Trường Sơn cách đây hơn 40 năm tôi gặp ngày ấy, cổ vật của Già Làng màu đen, mà cổ vật này lại có màu hồng như có giòng máu đang luân chuyển bên trong, trông nó oai phong chẳng khác gì cổ vật xưa tôi gặp, phải chăng cổ vật của Già Làng đã được đồng đội tôi sau chiến tranh đưa về đây – huyền thoại đã thành hiện thực chăng?

Sau khi nghe tôi kể câu chuyện ngày xưa ấy, chủ nhân cổ vật không ra giá bán nữa – Ông Toàn cho rằng nếu đúng là cổ vật tôi đã gặp thì đây là cổ vật vô giá có gốc nguồn lịch sử và mang đậm nét văn hóa dân tộc, nên ông quyết định đưa về tọa lạc tại quán cà phê điện ảnh theo ngày chẵn lẻ cho khách chiêm ngưỡng – Biết đâu tác dụng sinh con trai, con gái ngày xưa lại trỗi dậy trong “chim đá cổ"  thời  nay mà nhiều người đang bỏ ra nhiều tiền bạc ,công sức tìm kiếm sự bí ẩn thời tiền sử mà người xưa để lại cho người phụ nữ thời nay một linh đơn chữa hiếm, muộn, con cái.hài hòa giữa trai và gái bằng bài thuốc TÂM SINH LÝ ( Sự hứng khởi về tinh thần tư duy) sẽ giúp ta biến mong muốn thành hiện thực,mà đại diện cho tư duy khoa học ấy là sờ 7 lần ,hoặc 9 lần vào vị cứu tinh "Chim đá cổ này.../.


Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét